Nhịp đập Thị trường 03/04: Đạp mạnh cuối phiên, VN-Index mất hơn 15 điểm

Nhịp đập Thị trường 03/04: Đạp mạnh cuối phiên, VN-Index mất hơn 15 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 15.57 điểm (1.21%), về mức 1,271.47 điểm; HNX-Index giảm 1.95 điểm (0.79%), về mức 243.96 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 489 mã giảm và 352 mã tăng. Sắc đỏ chiếm trọn rổ VN30-Index với 30 mã giảm

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt gần 996 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 25 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 120 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2.8 ngàn tỷ đồng.

VN-Index sau trạng thái giằng co dưới mức tham chiếu suốt nửa đầu phiên chiều đã lao dốc giảm điểm khá tiêu cực và đóng cửa tại mức thấp nhất ngày. Về mức độ ảnh hưởng, BID, CTG, GVRVCB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 4.4 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, CMG, DCM, DPM, và VCF là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với gần 0.4 điểm tăng.

Top 10 cổ phiếu tác động mạnh nhất tới VN-Index phiên 03/04/2024

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã L18 (-7.05%), NRC (-3.77%), NDN (-3.25%) và TIG (-2.96%),…

Ngành thiết bị điện có mức giảm mạnh nhất thị trường với -2.53% chủ yếu đến từ mã GEX (-3.73%), CAV (-1.4%), và RAL (-9.17%). Theo sau là ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và ngành bán lẻ với mức giảm lần lượt là 2.39% và 2.22%. Ở chiều ngược lại, ngành chế biến thủy sản là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 0.73% chủ yếu đến từ các mã VHC (+0.66%), ANV (+0.87%), FMC (+1.5%) và IDI (+0.78%).

Theo tài liệu bổ sung, CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) dự tính trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch chi 930 tỷ đồng cho đầu tư mở rộng. Cụ thể, VHC sẽ đầu tư mở rộng nâng cấp tăng công suất sản xuất collagen và cải tạo nhà máy tại Công ty Vĩnh Hoàn Collagen. Công ty còn muốn đầu tư kho và đầu tư bổ sung máy móc thiết bị cho giai đoạn 1 nhà máy chế biến trái cây Thành Ngọc; đầu tư mở rộng kho và nâng cấp tăng công suất sản xuất của nhà máy thức ăn thủy sản Feedone, nhà máy Sa Giang.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng gần 1,245 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VHM (160.85 tỷ), VNM (148.76 tỷ), SSI (130.15 tỷ) và KBC (91.48 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 3 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (17.38 tỷ), MBS (6.7 tỷ), GKM (4.48 tỷ), PVS (4.39 tỷ).

Giao dịch mua - bán ròng của khối ngoại

Phiên sáng: Thế giằng co kết thúc, VN-Index chuyển đỏ

VN-Index sau trạng thái giằng co quanh mức tham chiếu suốt nửa đầu phiên sáng đã giảm điểm trở lại. Ngoài ra, khối ngoại duy trì bán ròng cho thấy tình hình càng diễn biến tiêu cực. Kết phiên sáng, VN-Index giảm 5.17 điểm, tương đương 0.4%. HNX giảm 0.43 điểm, tương đương 0.17%.

Hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ vào cuối phiên sáng nay, kể cả ngành xây dựng và chứng khoán cũng bị ảnh hưởng mặc dù đã khởi sắc vào đầu phiên. Có những nhóm ngành vốn hóa lớn như bán lẻ, bán buôn và vật liệu xây dựng còn giảm tiêu cực hơn.

Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa ra thông báo hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu POM sau khi nhắc nhở việc hãng thép này chậm nộp báo cáo kiểm toán kiểm toán năm 2023 trong ngày 02/04. Theo HOSE, đây đã là lần chậm nộp thứ 3 của Pomina và do đó rơi vào trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc theo điểm i khoản 1 điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

Với những thông tin trên, trong phiên giao dịch sáng nay, mã cổ phiếu POM đã xuất hiện đà giảm mạnh và kết phiên sáng mức giảm hơn 3%. Ngoài ra, các mã cổ phiếu trong nhóm ngành thép cũng ghi nhận không mấy tích cực như HPG, HSG, NKG đều nhuộm sắc đỏ.

Nhóm ngành bán lẻ tiếp tục tiêu cực dẫn đến các mã cổ phiếu như MWG, PNJ giảm khá mạnh với mức giảm lần lượt là 2.91% và 2.61%.

Ngành chế biến thủy sản ghi nhận tích cực nhất khi vươn lên dẫn đầu trong phiên sáng nay. Các mã cổ phiếu đều nhuộm sắc xanh tích cực như VHC, ANV, ASM, FMC, IDI, CMX.

10h45: Diễn biến giằng co vẫn tiếp diễn

Diễn biến thị trường chung tiếp tục có sự phân hóa khi lực mua và bán trên thị trường khá cân bằng nên các chỉ số chính chưa thể bứt phá. Tính đến 10h40, VN-Index giảm hơn 3 điểm, giao dịch quanh mức 1,283 điểm. HNX-Index giảm 0.02 điểm, giao dịch quanh mức 245 điểm.

Độ rộng của rổ chỉ số VN30 gần như chìm trong sắc đỏ với hơn 20 mã cổ phiếu đang chịu áp lực bán khá cao. Trong đó, MWG, VPB, HDBACB lần lượt lấy đi 1.34 điểm, 0.70 điểm, 0.53 điểm và 0.51 điểm từ VN30-Index. Ở chiều ngược lại, STB, VRE, VHMSAB là những mã hiếm hoi vẫn duy trì được sắc xanh từ đầu phiên đến lúc này và góp phần nâng đỡ chỉ số chung nhưng không đáng kể.

Nhóm ngân hàng hiện đang có hơn 50% số lượng mã cổ phiếu chìm trong sắc đỏ nhưng mức giảm vẫn hiện vẫn không quá gây tâm lý bi quan cho nhà đầu tư. Cụ thể với một số mã tiêu biểu như CTG giảm 0.86%, VPB giảm 0.77%, MBB giảm 0.4% và ACB giảm 0.53%... Chỉ một số ít các mã giữ được sắc xanh như các ông lớn VCB tăng 0.21%, BID tăng 0.39... Đáng chú ý với mã cổ phiếu STB duy trì được sắc xanh sau khi tin Bộ Công xác định Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh không bị cấm xuất cảnh mới đây được công bố để bác bỏ tin đồn gây tâm lý khá tiêu cực cho nhà đầu tư trong phiên giao dịch trước đó.

Một diễn biến trái chiều khác với sắc xanh khá tích cực ở nhóm cổ phiếu bất động sản. Hiện tại, đây là nhóm đang dẫn đầu về giá trị giao dịch khi đạt trên 1,729 tỷ VNĐ, khớp lệnh hơn 73 triệu đơn vị tính đến thời điểm 10h40 cho thấy các nhà đầu tư đang giao dịch khá tập trung ở một vài mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa khá cao với sắc xanh đỏ đan xen cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư vẫn hiện hữu. Cụ thể hơn VIC tăng 0.12%, VIC giảm 0.52%, BCM giảm 0.92% và VRE tăng 0.98%...

Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng có mức tăng khá tốt cùng độ rộng nghiêng về chiều mua. Trong đó nổi bật có BVS tăng kịch trần, VCI tăng 0.37%, FTS tăng 2.52%, BSI tăng 4.57% và HCM tăng 0.17%... Riêng hai mã FTSBSI hiện đang là những mã có mức chỉ số sức mạnh giá tương đối thuộc top đầu trong dòng chứng khoán và đang ở góc phần tư Tăng giá của RRG rất đáng được chú ý.

Nguồn: VietstockFinance

So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với hơn 900 mã đứng giá và bên mua có phần lấn lướt hơn khi số mã giảm là 321 mã (8 mã giảm sàn) trong khi số mã tăng là 330 mã (32 mã tăng trần).

Nguồn: VietstockFinance

9h45: VN-Index giằng co khi mở cửa

VN-Index mở cửa tăng điểm nhẹ trước khi quay đầu giảm hơn 2 điểm về mức 1,285 điểm với 19 mã tăng trần, 279 mã tăng giá, 1,085 mã đứng giá, 221 mã giảm giá và 3 mã giảm sàn.

Bộ Công an xác định, cho đến thời điểm hiện nay, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) không nằm trong danh sách chú ý xuất nhập cảnh hoặc cấm xuất cảnh.

Sau những tin đồn thất thiệt trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu STB. Cho đến phiên hôm nay, cổ phiếu STB đã ghi nhận mức tăng trưởng trở lại, cụ thể trong phiên sáng đã đạt mức tăng 1.5%.

Dẫn đầu là nhóm ngành xây dựng khi tích cực ngay từ đầu phiên. Sắc xanh lan tỏa đến các mã cổ phiếu từ vốn hóa lớn cho đến các mã vốn hóa nhỏ như REE (+1.09%), HUT (+1.04%), VCG (+2.91%), CTD (+0.97%), CII (+1.56%), LCG (+3.2%), HHV (+3.86%),...

Tiếp đến là nhóm chứng khoán khi hầu hết các mã cổ phiếu nhóm này đều ghi nhận sự tích cực. Cụ thể VND (+0.22%), VCI (+0.56%), SHS (+0.47%), HCM (+0.84%), FTS (+2.52%), MBS (+1.32%), BSI (+3.94%), CTS (+2.03%),…

Trái lại, nhóm cổ phiếu bán lẻ mở cửa không mấy tích cực. Các ông lớn trong ngành bán lẻ như MWG, FRT đều giảm khá tiêu cực ngay từ đầu phiên. Riêng PNJ tăng nhẹ 0.71%.

Lý Hỏa

FILI