Chứng khoán Tuần 13-17/03/2023: Rủi ro sụt giảm tiếp tục ở mức cao

Chứng khoán Tuần 13-17/03/2023: Rủi ro sụt giảm tiếp tục ở mức cao

Triển vọng của VN-Index chưa rõ ràng khi tình trạng giằng co kéo dài suốt cả tuần bên dưới trendline kháng cự dài hạn. Khối lượng giao dịch cũng suy giảm liên tục nên rủi ro sụt giảm khá cao.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 13-17/03/2023

Giao dịch: Các chỉ số chính giao dịch trái chiều trong phiên cuối tuần, VN-Index giảm 2.26 điểm, còn 1,045.14 điểm; HNX-Index tăng 0.28 điểm, kết phiên ở mức 204.47 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 7.86 điểm (-0.75%), HNX-Index giảm 3.39 điểm (-1.63%).

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 517 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 12.08% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 59 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 9.55% so với tuần giao dịch trước.

Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch giằng co với liên tiếp là những cây nến thân dài với hai màu xanh đỏ xen kẽ nhau. Xét cho cả tuần, VN-Index chỉ giảm nhẹ 7.86 điểm (-0.75%). Sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc, nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm thời gian. Mặt khác, VNĐ đang rất ổn định so với USD, điều này cũng đồng nghĩa VNĐ lên giá so với các đồng Nhân dân tệ (CNY), Yên Nhật (JPY) hay Euro (EUR), Bảng Anh (GPB). Bởi vì từ đầu năm đến nay, VNĐ chỉ giảm giá 0.6% so với USD, trong khi đó các đồng tiền khác giảm giá nhiều hơn so với USD từ 20-30% cho thấy nội tại vững chắc của kinh tế Việt Nam trên đường dài.

Xét theo mức độ đóng góp, VCB, VHM, VNMHPG là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, tính riêng VCB đã lấy đi hơn 2.3 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, VJC, VPBHDB là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất trong tuần.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có phiên cuối tuần giằng co, ngành chế biến thủy sản vẫn giữ được nhịp tăng trưởng với cổ phiếu đầu ngành VHC đạt gần 4%, các mã khác như FMC, ACL đều kết phiên trong sắc xanh.

Cùng với đó, nhóm cổ phiếu vận tải và kho bãi cũng có phiên giao dịch lạc quan với sắc xanh lan tỏa khắp nhóm ngành. VJC tăng mạnh trên 6%; các mã CDN, SGN, VNS đều tăng ổn định.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 719 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng hơn 615 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 104 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là DVM

DVM tăng 14%: DVM có tuần giao dịch lạc quan với mức tăng ổn định 14%. Giá DVM đang test lại với vùng đỉnh cũ tháng 02/2023, nếu có thể vượt qua vùng trên thì triển vọng trong ngắn hạn của cổ phiếu là tương đối tích cực. Khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh mẽ (tuần cao nhất kể từ khi niêm yết vào tháng 07/2022)

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là TMT

TMT giảm 16.13%: TMT có tuần giảm trở lại sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp cho thấy xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn đang trở lại và có thể sẽ chưa kết thúc. Khối lượng giao dịch lên xuống bất thường cho thấy nhà đầu tư đang khá e dè trước biến động thất thường của cổ phiếu.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA


Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI