Nhịp đập Thị trường 19/01: Rung lắc mạnh khi vào ga, VN-Index vẫn tăng điểm kết phiên cuối năm

Nhịp đập Thị trường 19/01: Rung lắc mạnh khi vào ga, VN-Index vẫn tăng điểm kết phiên cuối năm

Phiên chiều dĩ nhiên kịch tính hơn phiên sáng, khi VN-Index liên tục giật lên xuống cho đến gần 14h15. Diễn biến kiểu như vậy còn quan sát rõ hơn ở chỉ số nhóm VN30. Tuy nhiên kể từ gần 14h15, 2 chỉ số này lại được kéo mạnh lên mức cao nhất trong ngày, và đóng cửa ATC trong sắc xanh. Diễn biến này cũng góp phần đẩy 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index lên mức cao nhất trong ngày. Nỗi lo xả hàng nghỉ Tết đã không có. Kính xin chúc mừng năm mới tất cả Quý vị Nhà đầu tư.

Tại thời điểm chốt ATC, sàn HOSE có hơn 65% số lượng cổ phiếu tăng giá, so với chỉ hơn 20% giảm giá, đây là thống kê đẹp hơn rất nhiều so với bất cứ thời điểm nào của phiên sáng. Đa số các nhóm ngành lớn đều có diễn biến và kết thúc tích cực, bao gồm ngân hàng, BĐS nhà ở, dầu khí, bán lẻ, sản xuất điện, thực phẩm… hay kể cả những nhóm còn bị coi là xấu trong phiên sáng như sắt thép. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, nổi bật lên bao gồm vận tải, điện & điện tử, hóa chất, nông dược, dược phẩm, hàng gia dụng, bảo hiểm, dệt may, cảng biển & kho bãi… Ngoài ra có khá nhiều nhóm ngành đã cải thiện màu sắc hơn so với cuối phiên sáng, như thủy sản, xi măng, ô tô săm lốp, cao su… Tuy nhiên vẫn còn đó những nhóm ngành kết thúc đa số trong sắc đỏ như xây dựng, VLXD, nhựa, BĐS khu CN… hay bia.

Chịu ảnh hưởng từ diễn biến trên sàn HOSE, cũng từng có thời điểm tưởng sẽ rơi sâu dưới tham chiếu, nhưng chỉ số HNX-Index lại đóng cửa rất có hậu, tức cao nhất trong ngày. Ở nhóm Large Cap sàn HNX, vị thể nói chung rất tích cực, hơn hẳn phiên sáng, trong đó 2 mã chứng khoán MBS, SHS và bảo hiểm PVI tăng giá nổi bật, bên cạnh đó hàng loạt mã khác cũng tăng trên dưới 1%. Chỉ có NTP hay VCS là giảm giá đáng tiếc. Tuy vậy về tổng thể, tương quan tăng – giảm cổ phiếu trên sàn này khá cân bằng.

Sàn UPCoM dù có không ít Large Cap đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng chỉ số UPCoM-Index vẫn tăng điểm mạnh nhất khi đóng cửa, với số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn nhiều gấp đôi số giảm giá. Các mã Large Cap giảm giá cuối ngày bao gồm FOX, MVN, SNZ, TVN…nhưng ngược lại có không ít Large Cap khác tăng ấn tượng như BSR, KLB, OIL, SIP, VGTMSR nổi bật trong phiên sáng, đến chiều lại quay về tham chiếu. VNZ vẫn chưa có lệnh khớp nào và đây là phiên thứ 11 cổ phiếu này được phép giao dịch trên sàn, mà không có ai thèm… bán.

Tổng thể 3 sàn, nước và khai thác than là 2 nhóm tăng tốt nhất, với mức tăng bình quân trên 8% mỗi cổ phiếu. các nhóm ngành khác có mức tăng bình quân mỗi cổ phiếu ở mức cao có thể kể đến như đào tạo việc làm, máy công nghiệp, tư vấn định giá BĐS, dược, dệt may, vận tải thủy… ngược lại, chất thải và môi trường là nhóm có nhiều mã giảm, và mức giảm bình quân là sâu nhất (trên 8%). Bia là nhóm gây bất ngờ khi đa số ban sáng còn tăng, đến cuối phiên chiều lại giảm sâu.

Có lẽ thông tin ngân hàng được khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu, đã đỡ cổ phiếu nhóm này tăng giá tốt hơn trong phiên chiều nay. Trên sàn HOSE, VCB đã tăng lại tới 3.3%, đa số mã còn lại tăng từ 1-2%, chỉ có VPB là thật sự đáng tiếc, vẫn giảm 150 đồng vào cuối phiên chiều. VPB cũng là cổ phiếu duy nhất nhóm này trên HOSE giảm giá, thậm chí nếu tính cả 3 sàn, thì cũng chỉ có thêm 2 mã khác giảm giá thuộc Upcom là SGBVBB.

Luôn giao dịch bên trên tham chiếu, thậm chí từng lọt Top tăng giá tốt nhất nhóm vốn hóa tỷ đô sàn HOSE, nhưng SAB bất ngờ giảm 1,300 đồng vào đúng giây đóng cửa, đổi màu đỏ. Nhóm sản xuất và phân phối bia cũng chìm trong sắc đỏ, với BHN, SMB, BHQ…

Nhóm dầu khí nhà PVN có không ít thời điểm đổi màu, nhưng đến cuối phiên chiều thì đồng loạt tăng, nhất là những tên tuổi hàng đầu như GAS, PVS, PVD, BSR, OIL, POW, PVT, PVI, DCM, DPM

Gần như không có dấu hiệu hồi, BCM đi ngang bên dưới tham chiếu và vẫn giảm nhẹ 200 đồng khi đóng cửa. Tương tự BCMKBC, SNZ hay VRG, tuy vậy không ít cổ phiếu trong nhóm BĐS khu CN đã tăng giá trở lại (dù tăng nhẹ), trong đó có ITA, NTC, IDC, LHG … hoặc tăng rất cao như SIP.

Dù BCTC Q4 có thể không hề tốt, nhưng cổ phiếu nhóm chứng khoán đồng loạt tăng trong phiên chiều. mức tăng bình quân của nhóm này trên 2.5%, thuộc top cao nhất so với đa số các nhóm ngành lớn khác. Hai đại gia SSIVND đều tăng giá trên 3%, và dù có khối ngoại mua vào mạnh hay không thì cũng không còn quan trọng nữa. BVS phiên sáng còn giảm đến cuối phiên chiều tăng tới 3.5%. Sàn UPCoM có vài mã còn tăng khủng hơn, kiểu như VIG, BMS hay SBS. Cổ phiếu duy nhất trong nhóm này giảm giá có “cái tên” là… VUA (thuộc UPCoM), giảm 1.4%.

Dù có diễn biến khá xấu trong ngày, nhưng đến đợt ATC, đại gia HPG lại bị đè thêm vài giá nữa, đóng cửa giảm 550 đồng, nhưng lượng giao dịch lại cao nhất trong tháng 1 năm nay. Khối ngoại tăng cả mua lẫn bán trong phiên chiều, nhưng tổng thể vẫn là bán ròng. Ngoài ra, nhóm sắt thép nhìn chung vẫn chìm trong sắc đỏ giống như hồi sáng, dù HSG đứng giá hay NKG tăng giá nhẹ.

Phiên sáng: Large Cap ngân hàng và BĐS kéo VN-Index trở lại gần mặt đất

VN-Index vừa hoàn tất nửa vòng tròn trong phiên sáng nay, và nhiều khả năng do cổ phiếu Large Cap trong 2 nhóm ngân hàng và BĐS dẫn dắt. Tuy vậy về tổng thể, tương quan tăng- giảm giá trên sàn HOSE, nhìn từ cả 3 nhóm vốn hóa, vẫn cân bằng, thậm chí vẫn có phần tích cực nếu tính riêng ở midcap và smallcap. Khối ngoại đang mua ròng trên 200 tỷ đồng ở HOSE.

Tương quan tăng – giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HOSE đang quay về mức cân bằng vào cuối phiên sáng nay, tức là giảm bớt tính tích cực so với lúc giữa phiên. Ở chiều tăng, ACB, BID là 2 mã tăng suốt phiên, ngoài ra có thể kể thêm MBB, HDB, SHB… Ngược lại, VCB đầu phiên giảm, từng tăng trở lại vào lúc giữa phiên, nhưng đến giờ lại giảm 200 đồng. có thể nói diễn biến của VCB đóng góp ảnh hưởng không nhỏ lên diễn biến chỉ số. CÙng nhóm giảm với VCB có thêm VIB, STB và các mã khác giảm suốt như CTG, EIB, MSB… hay VPB.

Nhóm BĐS nhà ở cũng có diễn biến “hơi đuối” về cuối phiên sáng, tương tự ngân hàng. Ở các mã tên tuổi hàng đầu, không ít mã từng có lúc được chiếu sắc xanh nhưng giờ đã quay về sắc vàng hay đỏ như NVL, DIG, DXG, KDH, IJC, QCG, CEO… Tuy nhiên nói về ảnh hưởng lên chỉ số, phải nhắc đến 2 mã lớn là VICVHM, dù vẫn cò đà tăng, nhưng yếu hơn nhiều so với lúc giữa phiên.

Nhóm BĐS khu công nghiệp cũng có diễn biến xấu đi khá rõ. BCM hiện đã chuyển đỏ, giảm 700 đồng. KBC, NTC, TIP, VRG… là những ông lớn KCN khác đang giảm giá 1-2%. Ngôi sao sáng của nhóm là SIP, có lúc tăng hơn 6%, hiện chỉ tăng gần 5%. SNZ vẫn giảm đến 11% với chỉ 1 deal khớp đúng lúc 10 giờ 10 phút 10 giây.

Các nhóm lớn khác trên sàn HOSE vẫn giữ được tính tích cực, nhưng có đôi chút yếu thế, ví dụ như tại nhóm dầu khí, chứng khoán, bán lẻ, điện, thực phẩm… Sắt thép vẫn là nhóm lớn nhưng… xấu nhất, với HPG giảm 1,6%, HSG rơi về tham chiếu, NKG và nhiều mã nhỏ hơn như POM, TIS, SMC, TLH… giảm giá. Lưu ý khối ngoại đang bán ròng khá mạnh tại HPG.

Nhóm chứng khoán tiếp tục phủ nhiều sắc xanh kể từ giữa phiên cho đến lúc này, tuy nhiên phút chót nổi lên vài sắc đỏ như ở BVS, ORS, TVBSSIVND vẫn là 2 largecap tăng khá nổi trong nhóm ngành, có lẽ nhờ sự giúp sức từ khối ngoại. Lưu ý, nhóm này thường sớm công bố BCTC, và Q4 năm 2022 cũng không phải là quý thuận lợi.

Khối ngoại tiếp tục mua không nghỉ Tết trên sàn HOSE, sáng nay họ mua ròng hơn 200 tỷ, tập trung vào 2 mã hàng đầu nhóm chứng khoán là SSIVND, ngoài ra còn mua VIC, SHB, HDB, VRE, BID, POW… Tuy nhiên, HPG đang là mã bị bán ròng thuộc loại mạnh nhất, ngoài ra còn có STB, PNJ, DGC hay KBC cũng bị bán ròng 1 ít.

Chịu ảnh hưởng từ VN-Index, 2 chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM cũng bắt đầu rới ngay trước khi đồng hồ điểm 11g, may thay hiện cũng đang dừng bên trên tham chiếu. Chỉ số HNX-Index có lẽ còn chịu tác động tiêu cực từ những Large Cap như CEO, KSF, NTP, VCS… hay 2 đại gia PVSPVI, vốn còn tăng không nhẹ hồi đầu phiên. Bên sàn UPCoM, dù số lượng cổ phiếu tăng giá đang còn nhiều gấp đôi số giảm giá, nhưng có lẽ chỉ số cũng chịu tác động không hề nhẹ từ 1 số Large Cap như FOX, VGI, MSR, MML, BSR… vốn hồi giữa phiên còn tăng giá khá mạnh, nhưng nay đã quay về tham chiếu hay thậm chí giảm giá. Ngoài ra, MVN còn giảm đến 10% chỉ với 1 deal khớp gần sát lúc nghỉ trưa, có lẽ cũng kéo tụt chỉ số thêm 1 quãng.

Các nhóm lớn có dấu hiệu đuối, nhưng thực tế thị trường (cả 3 sàn) vẫn có không ít nhóm ngành nhỏ và vừa nhưng đầy cổ phiếu tăng giá, ví dụ như hàng điện & điện tử, gia dụng, bia và đồ uống, hàng không, bảo hiểm, dệt may… hay hóa chất. DGC là largecap mới công bố lãi khủng cho cả năm 2022, có lẽ thể không chỉ giúp giá tăng hơn 1% (nếu khối ngoại không bán ròng thì có khi còn tăng tốt hơn), mà còn 1 số mã khác trong nhóm hóa chất, nhất là cùng “nhà” Vinachem tăng mạnh như HVT hay VPS.

10h30: Đà tăng nhanh chóng quay lại trên các nhóm ngành lớn

VN-Index tăng nhanh trở lại chỉ sau vài phút chệch choạc ban đầu, và đến giữa phiên sáng, chỉ số đã tăng trên 6 điểm. Tính tích cực quay trở lại trên sàn HOSE với sắc xanh lan rộng trên nhiều nhóm ngành lớn, thậm chí lan tỏa ở cả 2 sàn còn lại.

Sắc xanh đã quay trở lại với đa số cổ phiếu ngân hàng vào lúc này, dù mức tăng giá bình quân không lớn. Hàng loạt đại gia đầu phiên giảm giá nay đã tăng trở lại, bao gồm VCB, TCB, STB, MBB, VIB… duy có CTG, VPBMSB vẫn là 3 đại gia giảm giá. Không ít cổ phiếu tiếp tục leo đỉnh dù có thể đang thử thách lòng kiên nhẫn của không ít trader, như ACB, BID, STB

Tương tự, nhóm BĐS cũng đang trở nên tích cực hơn rất nhiều, với sắc xanh lan tỏa rất rộng trên hàng loạt tên tuổi Mia Cap trở lên. VIC đã tăng giá trở lại, NVL về tham chiếu, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa xếp ngay sau đó tăng giá khá tốt như DIG, HDG, KDH, NLG, IJC, CEO, QCG, SCR, HDC

Ngoài ngân hàng và BĐS, VN-Index cũng được đỡ bởi nhiều nhóm ngành lớn khác như thực phẩm, bán lẻ, điện, dầu khí… tuy nhiên xây dựng hay sắt thép lại là những “ngoại lệ”.

Có lẽ chiều qua nhiều NĐT bất ngờ khi thấy HSGNKG đóng cửa trong sắc đỏ. Sáng nay, vào lúc này hai cổ phiếu đều đang tăng giá, nhưng yếu hơn hẳn so với lúc đầu phiên. Nhóm sắt thép hiện đang chìm nhiều trong sắc đỏ, bao gồm từ HPG cho đến những mã nhỏ như POM, TLH, SHI, SMC

Với mức tăng trưởng âm nặng trong quý 4 khi 1 số công ty công bố, tuy nhiên nhóm chứng khoán vào lúc này lại tràn ngập sắc xanh, trong đó gần như các mã trong Top 10 thị phần đều tăng giá trên 1%, trong đó nổi bật lên có VND, SSI, SHS.

Các dự án đầu tư công được cho là làm xuyên tết, nhưng cổ phiếu nhóm xây dựng, bao gồm cả những cổ phiếu được cho là hưởng lợi từ đầu tư công, đang muốn nghỉ ngơi khi cùng nhau giảm giá, ví dụ như C4G, CTI, DC4, FCN, G36, HHV, LCG, VCG… các ông lớn hoặc tên tuổi trong ngành khác như CII, CTD, HBC cũng giảm nhẹ.

Chỉ số UPCoM-Index liên tục tăng điểm trong nửa đầu phiên sáng nay, với lực đẩy không ngừng từ những Large Cap như SIP, BSR, MCH, MSR, VGT, VTP. OIL, QNS

Mở cửa: Rung lắc sớm trong phiên cuối cùng trước Tết

Chỉ số VN-Index mở cửa giảm hơn 3 điểm, chỉ số nhóm VN30 giảm nhiều hơn, chừng 6 điểm. Diễn biễn thị trường không thuận lợi trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đêm qua tiếp tục giảm khá mạnh, còn VN-Index thì đã tăng 6 phiên liên tục trước sáng nay, không loại trừ khả năng có nhiều NĐT muốn chốt lời nghỉ Tết trong ngày hôm nay. Tuy vậy mức giảm điểm của VN-Index là rất nhẹ, chưa nói được điều gì trong những phút giao dịch tới.

Trên sàn HOSE đầu sáng sớm nay, dễ quan sát thấy số lượng cổ phiếu dự kiến giảm giá nhiều hơn so với số tăng giá, và tình trạng đó duy trì cho đến khi khớp ATO. Tuy nhiên mức giảm điểm của VN-Index, và mức giảm giá nói chung của cổ phiếu không lớn, thậm chí số mã giảm giá cũng chưa chiếm quá bán. Có vẻ như vị thế tiêu cực rõ rệt hơn ở nhóm Large Cap, nhưng vẫn khá cân bằng ở nhóm Mia và Small Cap.

Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ chưa đến nửa điểm trước khi HOSE mở cửa, và thậm chí không có đổi màu sau thời điểm ATO. Trên nhóm Large Cap sàn HNX, nhìn chung là phân hóa, trong đó có vài cổ phiếu sớm khớp hàng triệu đơn vị nhưng vẫn tăng giá như CEO hay SHS. Các đại gia có “họ” dầu khí như  PVS hay PVI tăng giá đang là trụ đỡ cho chỉ số.

Nhóm Large Cap sàn UPCoM chỉ có vài mã tăng giá nhẹ như BSR, MSR, LTG, QNS.. hay VGT, nhưng hầu hết các cổ phiếu khác đứng giá, rất hiếm mã giảm giá. Chỉ số chính sàn Upcom cũng giống bên HNX, tăng điểm nhẹ bất chấp HOSE dự kiến giảm giá hàng loạt khi mở cửa, và thậm chí còn có cơ hội tăng tiếp sau ATO, khi có thêm rất nhiều Large Cap khác xuấ hiện sắc xanh như SIP, MCH, VTP

Nhóm ngân hàng đang có rất nhiều cổ phiếu giảm giá sau “tiếng còi ATO’, trong bối cảnh có thông tin từ NHNN về chỉ tiêu room tín dụng cho năm nay. Ở các mã giảm giá bao gồm các đầu tàu như VCB, CTG, VPB, TCB, STB… Tuy nhiên BID, HDB hay ACB lại đang tăng giá nhẹ và đây đều là các mã đã gần như là tăng giá liên tục cùng VN-Index gần đây.

Nhóm BĐS có vẻ sáng hơn so với ngân hàng, nhất là ở những tên tuổi tầm trung trở lên (dù tổng thể cả nhóm này, số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn hẳn số tăng giá). Ngoại trừ VIC, 2 mã cùng họ khác là VHMVRE đều đang tăng giá nhẹ. Hàng loạt tên tuổi khác cũng tăng giá ngay hoặc chỉ sau ATO có vài phút, ví dụ như DIG, HDC, HDG, NLG, QCG, SCR… hoặc tăng cả trước khi VN-Index ghi điểm như mấy mã trên sàn HNX hay UPCoM. Lưu ý quý 4 năm nay có vẻ không phải là quý “lãi lớn” của nhóm này.

Hoàng Nam

FILI