Cổ phiếu nào được tự doanh công ty bảo hiểm nắm giữ nhiều nhất?

Cổ phiếu nào được tự doanh công ty bảo hiểm nắm giữ nhiều nhất?

3 trong số 7 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ công bố danh mục đầu tư chứng khoán đều đang nắm giữ một cổ phiếu ngành sữa với tỷ trọng chiếm trên 10% tổng giá trị danh mục chứng khoán.

Đặc thù của ngành bảo hiểm là có dòng tiền đều đặn nhờ doanh thu phí bảo hiểm thu từ khách hàng. Do vậy, ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận cho cả doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

Theo đó, để ngày càng gia tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm thường đem số tiền thu từ kinh doanh bảo hiểm đi gửi tiết kiệm tại ngân hàng hoặc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ cũng như trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để thu lãi tiền gửi và lãi trái phiếu. Bên cạnh danh mục đầu tư an toàn, các công ty bảo hiểm cũng dùng một phần vốn để mua các loại tài sản rủi ro như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp để đa dạng hóa danh mục đầu tư tài chính.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chứng khoán của các doanh nghiệp bảo hiểm có phần ảm đạm trong nửa đầu năm 2023 với tổng lãi kinh doanh chứng khoán của 11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ giảm đến 91% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn vỏn vẹn 30 tỷ đồng.

Phần lớn doanh nghiệp báo lãi chứng khoán rơi tự do như Tập đoàn Bảo Việt (BVH) có lãi giảm 99%; Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) giảm 92% lãi; Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (AIC) báo lãi giảm 77% so với cùng kỳ; Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) giảm hơn phân nửa lãi kinh doanh chứng khoán. Riêng Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (MIG) không còn ghi nhận lãi từ đầu tư chứng khoán và Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) lỗ kinh doanh chứng khoán gần 11 tỷ đồng.

Xét về giá trị tuyệt đối, AIC và BIC là 2 công ty dẫn đầu lãi kinh doanh chứng khoán, nhưng lãi kém hơn cùng kỳ năm trước.

Tổng giá trị đầu tư kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp bảo hiểm tính đến cuối quý 2/2023 đạt gần 3,025 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, chỉ có 2 doanh nghiệp bảo hiểm có giá trị đầu tư kinh doanh chứng khoán tăng là BIC (tăng 31%) và BVH (tăng 1%).

Nguồn: VietstockFinance

Đáng chú ý là Bảo hiểm Bảo Long có giá trị danh mục chứng khoán giảm đến 88%, xuống còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng, do BLI đã bán hết 8 cổ phiếu niêm yết bao gồm HPG, QNS, STB, QTP, TDM, CTDPVT tại thời điểm 30/06/2023. Tổng giá trị hợp lý ở thời điểm đầu năm 2022 của các khoản đầu tư này đạt gần 36 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngoại trừ khoản đầu tư vào cổ phiếu TDMPVT hòa vốn, Bảo hiểm Bảo Long lỗ khi nắm giữ cổ phiếu HPG, QNS, STB, QTPCTD.

Sau khi cắt lỗ cổ phiếu niêm yết, tự doanh của Bảo hiểm Bảo Long vẫn còn sở hữu 3 cổ phiếu UPCoM.

Nguồn: VietstockFinance

Tại thời điểm 30/06/2023, Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSEBIC) sở hữu danh mục đầu tư cổ phiếu niêm yết giá trị gần 360 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các cổ phiếu thuộc nhóm VN30. Giá trị danh mục này đã tăng 31% so với đầu năm 2023.

Có thể thấy, cổ phiếu FPT đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu của BIC. Khoản đầu tư này ghi nhận tăng hơn 80%, đem về mức lãi hơn 64 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu VCBVNM cùng chiếm tỷ trọng 16% trong danh mục tự doanh của BIC. Trong đó, giá trị khoản đầu tư vào cổ phiếu VCB tăng 85%, thu lãi gần 43 tỷ đồng trong khi khoản đầu tư vào cổ phiếu VNM giảm nhẹ 8%.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm VCBCTGMBB, VIB chiếm tổng cộng khoảng 26% trong danh mục tự doanh của BIC tại thời điểm cuối tháng 6/2023.

Ngoài ra, BIC cũng nắm 744,000 cp ACV của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP, giá trị gần 50 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với đầu năm, do gia tăng thêm 34,400 lượng cổ phiếu nắm giữ. Khoản đầu tư này được ghi lãi hơn 8 tỷ đồng cho BIC tại thời điểm cuối quý 2/2023.

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến phiên 18/09/2023, tất cả cổ phiếu trong danh mục của BIC đều có thị giá tăng. Trong đó, cổ phiếu FPT có thị giá tăng mạnh nhất so với cuối tháng 6/2023, tăng 33%.

Nguồn: VietstockFinance

Tổng CTCP Bảo Minh (HOSEBMIsở hữu danh mục tự doanh trị giá gần 99 tỷ đồng các cổ phiếu tại thời điểm cuối quý 2/2023. Trong đó, BMI đã bán hết các khoản đầu tư có giá trị nhỏ dưới 3 triệu đồng là CII, GMD, VPB, LPB, STG, PTB, MBB, TCL, POW, HTP.

Cũng vào thời điểm 30/06/2023, nguồn lực của BMI tập trung vào cổ phiếu NOS của CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS) với giá trị đầu tư 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, chính khoản đầu tư này khiến BMI lỗ hơn 18 tỷ đồng ở thời điểm đó.

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến 18/09/2023, hầu hết các cổ phiếu trong danh mục của BMI đều tăng giá so với cuối quý 2. Trong đó, cổ phiếu TCO có thị giá tăng mạnh nhất so với cuối tháng 6/2023, tăng 49%.

Nguồn: VietstockFinance

Tập đoàn Bảo Việt (BVHsở hữu danh mục gần 2,424 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết, nhích tăng 1% so với đầu năm và gần 79 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết tính đến thời điểm 30/06/2023, đi ngang so với đầu năm. Trong đó VNM, CTGVNR là những mã chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cổ phiếu niêm yết của BVH.

Số liệu trình bày trên báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 của BVH cho thấy, ngoại trừ cổ phiếu VNR không phải trích lập dự phòng thì Tập đoàn này phải trích lập dự phòng gần 18 tỷ đồng khi đầu tư vào cổ phiếu CTG và hơn 61 tỷ đồng cho cổ phiếu VNM.

Nguồn: VietstockFinance

Sau gần 3 tháng, tới 18/09/2023 cổ phiếu VNM, CTGVNR đều có thị giá tăng so với thời điểm 30/06/2023.

Nguồn: VietstockFinance

Ở danh mục cổ phiếu chưa niêm yết của BVH, cổ phiếu MBLand, Thủy sản Cà Mau đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó, BVH đang trích lập dự phòng cho khoản lỗ đầu tư gần 21 tỷ đồng đối với cổ phiếu của Tổng Công ty MBLand và hơn 6 tỷ đồng cho cổ phiếu CAT của CTCP Thủy sản Cà Mau.

Nguồn: VietstockFinance

Danh mục cổ phiếu của Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) có khoản đầu tư nổi bật nhất là PEG. Tuy nhiên, chính khoản đầu tư này khiến BLI lỗ gần 3 tỷ đồng ở thời điểm đó.

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến phiên 18/09/2023, chỉ có thị giá PND giảm đáng kể, mức giảm 20%, trong khi cổ phiếu PEGPCF lần lượt tăng 27% và 7% giá trị.

Nguồn: VietstockFinance

Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) sở hữu danh mục tự doanh với giá gốc chỉ hơn 7 tỷ đồng và giá trị hợp lý hơn 4 tỷ đồng (tại thời điểm 30/06/2023). Trong đó, chỉ duy nhất cổ phiếu FPT là AIC không trích lập dự phòng vì giá trị đầu tư chưa đến 1 triệu đồng. Còn lại, 2 mã khác là SASVEC đều phải trích dự phòng lỗ đầu tư từ 160 triệu đồng đến gần 3 tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Tới 18/09/2023, giá cổ phiếu FPT trong danh mục tự doanh của AIC đã tăng 33% so với cuối tháng 6. Dù có thị giá tăng mạnh nhất trong danh mục, nhưng giá trị AIC đầu tư lại “tí hon”.

Nguồn: VietstockFinance

Cổ phiếu VIP - CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (HOSEPGI) với 63%. Đáng mừng là khoản đầu tư này mang về khoản lãi hơn 7 tỷ đồng cho PGI ở thời điểm đó.

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến phiên 18/09/2023, cổ phiếu PLA của CTCP Đầu tư và Dịch vụ Hạ tầng Xăng dầu có thị giá tăng mạnh nhất khi cao gấp đôi so với thời điểm 30/06/2023.

Khác với các công ty bảo hiểm khác, Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VNR)sở hữu danh mục đầu tư cô đặc hơn khi chỉ sở hữu cổ phiếu của CTCP Viễn thông Thăng Long tại thời điểm 30/06/2023, với giá trị gốc chỉ gần 174 triệu đồng, nhưng trích lập dự phòng hoàn toàn cho khoản lỗ đầu tư này gần 174 triệu đồng.

Ái Minh

FILI