Nhịp đập Thị trường 08/06: Điều chỉnh trên diện rộng, không ít Small Cap vẫn tăng 

Nhịp đập Thị trường 08/06: Điều chỉnh trên diện rộng, không ít Small Cap vẫn tăng 

VN-Index giảm hơn 8 điểm, cũng tạo đáy trong cả ngày hôm nay ở thời điểm đóng cửa. Tưởng chừng thiết lập lại độ cao vào khoảng 14h, nhưng ngay sau đó VN-Index giảm nhanh và mạnh, mất hơn 10 điểm cho đến khi đóng cửa. Chỉ số giảm sau 5 phiên tăng liên tiếp, trong bối cảnh không bị tác động bởi tin tức tiêu cực, như vậy chỉ có thể tạm lý giải bởi 2 chữ “điều chỉnh”.

Sàn HOSE có gần 60% số cổ phiếu giảm giá cuối ngày, tuy vậy thanh khoản vẫn rất tích cực. Sắc đỏ bao trùm gần như toàn bộ 2 nhóm Large Cap và Mid Cap sàn HOSE, tuy nhiên ở nhóm Small Cap thì chỉ ngang ngửa sắc xanh. Nói cách khác, có rất nhiều Small Cap tăng giá vào cuối ngày, thậm chí có gần 20 mã tăng trần, cho dù số lượng đã ít hơn nhiều so với cuối phiên sáng.

Nhìn từ góc độ nhóm ngành, đa số nhóm lớn trên sàn HOSE đều suy giảm, bao gồm ngân hàng, BĐS, điện, chứng khoán, sắt thép, xây dựng, dầu khí… Ở các nhóm ngành vốn hóa nhỏ hơn, may thay vẫn hiện diện một số nhóm tích cực, tức là đa số cổ phiếu trong đó còn tăng giá, và không ít nhóm này đã được nhắc đến từ phiên sáng, như cấp thoát nước, thiết bị điện & điện tử, khai khoáng, VLXD, thủy sản…

Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ trên sàn HOSE, trong đó những cổ phiếu bị bán ròng mạnh có khá nhiều, bao gồm GEX, VIC, VN, POW, LPB, VRE, BID, VPB, SSI… và chứng chỉ quỹ FUEVFVND. Nhìn danh mục bán ròng vầy, có thể tạm suy luận rằng khối ngoại cũng tham gia đè chỉ số chiều nay.

Sắc đỏ lan tỏa sang cả 2 sàn HNX và UPCoM, 2 chỉ số chính 2 sàn đều đồng dạng với VN-Index trong phiên chiều. Điều này đặc biệt đáng tiếc với sàn UPCoM, bởi đa số Large Cap sàn này còn tăng giá khá tốt ban sáng, đến cuối phiên chiều quay qua giảm, trong đó giảm khá sâu hơn cả có MVN, VGI, SIP, MSR, TVN… Nhóm Large Cap sàn HNX thì vốn phân hóa từ sớm, đến cuối phiên chiều cũng đồng thuận mà đỏ cả, trong đó có khá nhiều mã giảm hơn 3% như NVB, CEO, MBS, VCS hay SHS

VHC chỉ còn tăng 300 đồng vào cuối ngày, tức 0.5% mức tăng này rất yếu so với phiên sáng, nhưng vẫn may là chưa có chuyển thành giảm giá. Nhóm thủy sản cũng may mắn như vậy, không bị cuốn theo thị trường, mà còn khá nhiều mã tăng giá, trong đó nổi bật nhất là ACL.

Phiên sáng: VN-Index bật lên không nổi do cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu ngân hàng vẫn đỏ hàng loạt, nhưng chỉ số VN-Index đã bật nảy 1 lần ngay khi tưởng chừng rơi xuống dưới tham chiếu vào giữa phiên sáng. Sau cú nảy đó, chỉ số lại muốn rơi lần thứ hai, may thay HOSE “nổi còi” nghỉ hết phiên sáng. Thanh khoản trên HOSE giảm nhẹ một chút so với sáng qua, nhưng cũng không nói lên điều gì. Chỉ có khối ngoại đã lại bán ròng khá mạnh, sớm đạt gần 200 chỉ trong phiên sáng.

Sàn HOSE nhìn chung vẫn có khoảng nửa số lượng cổ phiếu tăng giá, trong đó riêng nhóm smallcap vẫn có rất nhiều mã tăng giá mạnh. ngược lại trên nhóm largecap, bao gồm cả những mã vốn hóa tỷ đô, số lượng tăng giá lại ít hơn số giảm giá, trong đó có đóng góp của rất nhiều mã ngân hàng.

Theo nhóm ngành, ngân hàng và chứng khoán đang là 2 nhóm lớn kìm chân chỉ số VN-Index trong nửa cuối phiên sáng nay, nhưng BĐS, thực phẩm, sắt thép vẫn đang đỡ chỉ số. Đặc biệt ở không ít các nhóm ngành vốn hóa hóa hơn, nhất là những nhóm có nhiều smallcap, đang duy trì vị thế hết sức tích cực, trong đó ngoài những cái tên được nhắc đến giữa phiên như thủy sản, khai khoáng, dệt may, cấp nước… thì đến cuối phiên lại nổi thêm vật liệu xây dựng, hàng cá nhân, đồ điện & điện tử, ô tô… hay dược.

Nhóm ngân hàng trên sàn HOSE lại lần nữa chỉ có… 1 cổ phiếu tăng giá vào cuối phiên sáng, đó chính là VCB. Ngược lại, có đến 15 cổ phiếu khác giảm giá, với mức giảm bình quân chưa đến 1%, chỉ vài mã giảm sâu hơn 1% như CTG, LPB, EIB, MSB, VIB hay TPB.

Nhóm BĐS cũng ít có sự thay đổi nào đáng kể trong nửa cuối phiên sáng, nói cách khác vẫn là tích cực, nhất là ở 1 số mã nhỏ mà tăng “cứng” như QCG, TDH, VPH, LDG hay LGLNVL vẫn còn giảm gần 2% dù mức giảm này đã kém hơn khá nhiều so với trước đó, tuy nhiên PDR vẫn tăng khá gần 3%, ngoài ra còn 1 số mã nhỏ hơn nhưng có dấu hiệu tăng khá tốt vào cuối phiên như HTN, HQC, KDH, HDC, VRC

Nổi lên từ giữa phiên, đến lúc này đa số cổ phiếu BĐS khu CN vẫn tăng giá, trong đó nổi bật nhất là TIDTIP, tiếp đến là SNZSZC, cộng với IDC cũng tăng kha khá. Tuy nhiên BCM thì lại gây thất vọng khi suốt phiên sáng chưa hề có thời điểm nào tăng giá, dù đến giờ cũng chỉ giảm có 300 đồng.

Chỉ số Upcom Index đang tạm mang sắc đỏ, bất chấp đa số Large Cap sàn này tăng giá. Thực ra đây là điều khó hiểu thường xuyên khi “kết nối” diễn biến của chỉ số với Large Cap trên sàn này. Hiện đang có không ít largecap tăng nổi bật như KLB, MVN, OIL, SNZ, TVN

Nhóm thủy sản vẫn giữ đà tăng giá khá tốt từ giữa cho đến cuối phiên sáng, bao gồm VHC, IDI, ANV, ACL, CMX…, trong số này có không ít mã đã đạt lượng giao dịch vượt cả ngày hôm qua.

Không ít cổ phiếu VLXD bất ngờ bật tăng mạnh trong đoạn cuối phiên sáng, như BMP, CVT, DHA, LBM, VGC… Tuy nhiên cổ phiếu nhóm xây dựng thì không mấy khởi sắc như thế, đa số tên tuổi lớn vẫn chỉ tăng nhẹ dưới 2% ngoại trừ số hiếm như DPG, không ít ngược lại còn giảm giá như C4G, FCN, LCG, CC1

10h30: Sóng tăng giá tìm đến thủy sản, VN-Index lùi về tham chiếu

Chỉ số VN-Index đang chỉ rơi về sát tham chiếu, chỉ còn hơn chưa đến 1 điểm. Chỉ số nhóm VN30 đã chuyển qua giảm cũng gần 1 điểm. Cổ phiếu ngân hàng đang bị coi là kéo tụt chỉ số, với hầu hết đang giảm giá. Diễn biến như vầy cũng đang kéo theo rất nhiều cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn HOSE muốn đổi màu, tuy nhiên nhìn chung sàn HOSE vẫn có diễn biến khá tích cực, với những con sóng hiện diện ở các nhóm ngành trung bình, ví dụ như cấp nước, dệt may, thủy sản, khai khoáng…

Chỉ còn 1 cổ phiếu ngân hàng trên HOSE tăng giá là VCB, tăng chưa đến 1%, trong khi 12 cổ phiếu khác đang giảm giá dưới 1%, chỉ vài mã giảm hơn 1% như MSB, EIB, VIB. So với đầu phiên, nhóm này đang có diễn biến xấu đi và có thể coi là kéo tụt chỉ số. Lưu ý rằng ngân hàng cũng không phải là nhóm tăng mạnh trong thời gian gần đây, nên không dẫn đến hiện tượng chốt lời.

BĐS nhà ở dù chịu ảnh hưởng đôi chút từ ngân hàng, nhưng vẫn có thể coi là tích cực đến lực này, với đa số tăng giá nhẹ. Hai mã vốn hóa lớn tăng ấn tượng đầu phiên là NVLPDR thì vẫn giữ được mức tăng đó, nhưng bộ ba đại gia nhà Vin đang mất dần đà tăng, thậm chí VIC đã giảm nhẹ. Ở các mã nhỏ hơn, LDG, QCG, TDH, VPH hay LGL vẫn giữ đà tăng giá mạnh 5-6% hoặc hơn.

Nhóm BĐS khu Công nghiệp cũng đã có diễn biến tốt hơn nhiều so với đầu phiên, với rất nhiều mã tăng trên 2% hoặc thậm chí hơn như IDC, PHR hay TID.

Nhóm sắt thép vẫn giữ được nhiều sắc xanh trên sàn HOSE, nhưng nhìn chung đang yếu đi, kể cả HPG. HSGNKG thậm chí đã chuyển qua giảm giá nhẹ. Riêng POM vẫn giữ được mức tăng trần sát 7%, với dư mua hơn 1 triệu cổ phiếu.

GAS bất ngờ giảm nhẹ vào giữa phiên, nhưng nhóm dầu khí nhà PVN thì đa số vẫn tăng giá. Những cái tên được nhắc đến từ sớm như PVS, PVC, OIL, BSR nhìn chung vẫn tăng khá ổn, ít có dao động bất thường. Ngược lại PVI vẫn giảm trên 3%.

Nhóm thủy sản đầu phiên chưa có dấu hiệu gì nổi bật, nhưng đến giờ có rất nhiều cổ phiếu tăng trên 2%, bao gồm cả “đầu thuyền” VHC. Nhiều mã đang tăng 3-4% trở lên như IDI, CMX, ACL, ANV, FMC

2 chỉ số chính sàn HNX và UPCoM chịu ảnh hưởng từ VN-Index, thậm chí UPCoM-Index còn rơi về vùng giảm điểm. Điều đáng nói là đa số Large Cap sàn UPCoM vẫn tăng giá, trong đó nổi bật lên vẫn là những cái tên được nhắc đến từ sớm như  MVN, SNZ, OIL

Quán tính tăng điểm tiếp tục

Chỉ số VN-Index mở cửa tăng hơn 4 điểm với lực đỡ từ BĐS và khá nhiều nhóm ngành lớn khác của sàn HOSE như dầu khí, sắt thép, thực phẩm… Đây đang tạm là phiên thứ 6 liên tiếp VN-Index tăng điểm, có vẻ như đà tăng này đang có quán tính khá tốt. Sắt thép tiếp tục nổi sóng trên diện rộng sau khi bứt phá chiều qua. Tuy nhiên nhóm ngân hàng lại có vẻ khởi động khá chậm với đa số vẫn mở cửa ngay tham chiếu.

Các đầu tàu của nhóm BĐS đang mở cửa với sắc xanh, trong đó nổi lên có NVL hay PDR. Bộ ba VIC, VHMVRE cũng tăng nhẹ, tuy nhiên ở nhóm tầm trung lại đang phân hóa, với QCG, NTL, IJC, KDH, DXG… tăng giá, ngược lại DIG, AGG, CRE, DXS, NLG… giảm giá nhẹ. Dù vây, nhóm BĐS nhà ở trên sàn HOSE vẫn phủ đa số trong sắc xanh, và là trụ đỡ chính của VN-Index.

HPG tăng hơn 2% khi mở cửa, là phiên thứ hai tăng khá tốt sau cú bứt tốc chiều qua, và cũng đang là phiên thứ 6 tăng giá. Nhóm sắt thép ngoài HPG còn rất nhiều mã khác tăng giá, trong đó nổi bật có POM, TVN, HMC

Chỉ số HNX-Index mở cửa cũng tăng gần 1 điểm, tính theo % là tương đương độ mở của VN-Index, nhưng trong bối cảnh nhiều largecap HNX giảm giá nhẹ dưới 1%, nhưng trong đó đáng lưu ý có PVI hay NVB là giảm từ 1-3%. Ngược lại, PVS đang tăng khá trên 2%.

Tương tự, chỉ số chính sàn UPCoM cũng tăng ngay từ sớm, với sự hỗ trợ từ rất nhiều Large Cap, trong đó có những mã tăng khá mạnh như KLB, BSR, OIL, SNZ, TVN… hay MVN tăng gần 7%.Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN đang đồng loạt tăng giá đa số trên 1%, trừ PVI là giảm bất ngờ tới 3%. Trong số này, có những mã tăng khá nổi bật như PVS, OIL, PVC, PVGBSRPVS sớm có hàng triệu cổ phiếu được khớp.

Nhiệt điện tăng, thủy điện giảm là tình cảnh trái ngược sáng nay, với thông tin tiêu cực mới nhất về lượng nước chứa ở mức rất thấp ở rất nhiều hồ thủy điện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiều cổ phiếu thủy điện vốn có thanh khoản kém, và sáng nay mức giảm nhìn chung cũng không hề lớn. Ngược lại ở nhóm nhiệt điện, mức tăng bình quân đang trên 1%, có khá nhiều mã tăng trên 2% như BTP, PPC, QTP… nhưng REE hay GEG lại đang bất ngờ giảm nhẹ.

Hoàng Nam

FILI

Giải mã mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%
Giải mã mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%
Mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa...
Khi “túi tiền” đã biết… sợ!
Khi “túi tiền” đã biết… sợ!
Ngày 01/01/2025, ngày đầu tiên áp dụng nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi...
Động lực tăng trưởng tín dụng năm 2025 sẽ đến từ đâu?
Động lực tăng trưởng tín dụng năm 2025 sẽ đến từ đâu?
Nếu năm 2025 cũng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 16%, dư nợ tín dụng của nền...
  • Mới