Kiểm soát rủi ro trong giao dịch các loại tài sản tài chính

Dịch vụ 

Kiểm soát rủi ro trong giao dịch các loại tài sản tài chính

Khi giao dịch cổ phiếu hay bất kỳ tài sản nào khác, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Rủi ro hiển hiện trong biến động thị trường, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà giao dịch và mọi nhà môi giới hợp pháp đều cảnh báo rõ ràng về sự có mặt khắp nơi của rủi ro. Mức độ hiểu biết về rủi ro và khả năng kiểm soát rủi ro có thể quyết định thành bại của nhà giao dịch.

Mỗi cơ hội giao dịch đều kéo theo tiềm năng sinh lời và nguy cơ lỗ vốn đầu tư. Vì rủi ro là không thể tránh khỏi nên hoạt động kiểm soát rủi ro có vai trò trọng tâm trong vốn kỹ năng của mọi nhà giao dịch cổ phiếu.

Hoạt động kiểm soát rủi ro là lá chắn bảo vệ cho khoản đầu tư của nhà giao dịch trước tình trạng biến động giá không mong muốn. Qua đó, nhà giao dịch có thể cân bằng giữa mục tiêu kiếm lời và nhiệm vụ bảo vệ khoản đầu tư ban đầu.

Trong bài này, chúng tôi sẽ khám phá nghệ thuật và khoa học đằng sau hoạt động kiểm soát rủi ro, cũng như đưa ra các chiến lược thiết thực để giảm thiểu rủi ro.

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận

Với tỷ lệ này, nhà giao dịch có thể đánh giá lợi nhuận họ có thể kiếm được so với số tiền họ sẵn sàng chịu lỗ. Giả sử, nhà giao dịch xác định rằng cơ hội trên thị trường có tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận 1:2. Như vậy nghĩa là họ sẵn sàng mạo hiểm $1 cho mỗi $2 lợi nhuận có thể thu về. 

Khả năng chấp nhận rủi ro của nhà giao dịch xác định tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận lý tưởng cho họ, nhưng với những chiến lược mang tính suy đoán hơn, nhà giao dịch nên tìm hiểu các phương thức khác để bảo vệ lệnh giao dịch.

Kích cỡ lệnh giao dịch

Kích cỡ lệnh giao dịch sử dụng mức độ chấp nhận rủi ro của nhà giao dịch để quyết định số tiền chính xác mà họ sẵn sàng mạo hiểm trong mỗi giao dịch.

Để tính toán con số này, nhà giao dịch nhân tổng vốn luân chuyển của mình với tỷ lệ phần trăm định sẵn thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro. Ví dụ: với vốn luân chuyển là $10,000 và ngưỡng rủi ro là 5%, mỗi kích cỡ lệnh giao dịch không được quá $500.

Lệnh Chốt lời và Cắt lỗ

Sau khi giao dịch đã mở, quá trình theo dõi chặt chẽ là có vai trò quan trọng để đảm bảo biến động giá vẫn nằm trong giới hạn xác định trước. Nhưng công việc này có thể tốn thời gian và gây nhàm chán, nhất là khi chiến lược giao dịch bao gồm nhiều giao dịch.

Vì vậy, lệnh tự động có tên Chốt lời và Cắt lỗ có thể làm công việc vất vả này thay cho nhà giao dịch. Lệnh này được kích hoạt để đóng lệnh giao dịch khi giá cổ phiếu đạt mức mà nhà giao dịch đã thiết lập. Lệnh Chốt lời sẽ đóng lệnh giao dịch ở mức cao hơn giá mua, còn lệnh Cắt lỗ sẽ giới hạn lỗ ở mức mà nhà giao dịch chấp nhận được trong giai đoạn có xu hướng giảm giá.

Tâm lý của nhà giao dịch

Căng thẳng, lo sợ, tham lam và tự tin thái quá có thể khiến nhà giao dịch ra quyết định nóng vội trái với chiến lược của mình, làm tình hình thêm bất ổn. Về bản chất, việc quản lý cảm xúc cũng chính là kiểm soát rủi ro.

Nhà giao dịch nên đặt ra kim chỉ nam là luôn kỷ luật và kiểm soát trong giai đoạn mức biến động thị trường cao.

Như vậy:

  • Tránh ra quyết định theo cảm xúc hoặc tâm trạng
  • Tuân thủ chiến lược giao dịch đã chuẩn bị trong bất kỳ tình huống nào
  • Cập nhật tin tức thị trường, tốt nhất là trước khi giao dịch, đặt biệt là trước các sự kiện lớn
  • Liên tục rút kinh nghiệm từ các giao dịch trước đây bằng cách viết nhật ký giao dịch

Bảo toàn rủi ro

Khi tích lũy được thêm kiến thức và kinh nghiệm, nhà giao dịch có thể thử các chiến lược kiểm soát rủi ro nâng cao như bảo toàn rủi ro. Với chiến lược này, nhà giao dịch mở lệnh giao dịch theo chiều ngược lại trong tài sản mà mình giao dịch. Nghĩa là nếu nhà giao dịch có lệnh Mua đang mở, họ có thể bảo toàn rủi ro bằng cách mở thêm lệnh Bán song song với lệnh Mua đó. Cách này có thể giới hạn lợi nhuận nhưng đồng thời cũng bù lỗ cho giao dịch.

Chiến lược này chủ yếu áp dụng cho sản phẩm giao dịch tài chính phái sinh như Hợp đồng chênh lệch (CFD) – loại sản phẩm phụ thuộc vào chênh lệch giá của tài sản giao dịch qua thời gian đối với chính giá trị của tài sản đó.  Do vậy, CFD có thể thay thế cho phương án sở hữu tài sản liên quan, giúp hoạt động giao dịch linh hoạt hơn theo cả hai chiều.

CFD là một trong nhiều sản phẩm được giao dịch tại Exness. Công ty giao dịch tài chính này áp dụng công nghệ tiên tiến để đem đến cho khách hàng môi trường ổn định hơn khi giao dịch trên nền tảng Exness. Một ví dụ chính là tính năng Bảo vệ khỏi ngưng giao dịch.

Ngưng giao dịch là khi lệnh giao dịch bị đóng vì tài khoản quỹ của nhà giao dịch không còn đủ để chịu lỗ. Nhược điểm của việc ngưng giao dịch là đôi khi tình trạng này xảy ra do giá tăng đột ngột, khiến nhà giao dịch phải chịu lỗ không đáng có. Tính năng Bảo vệ khỏi ngưng giao dịch của Exness làm giảm số lần ngưng giao dịch sai trong thời gian có hoạt động đặc biệt biến động.

"Giao dịch không rủi ro" chỉ là chuyện viển vông nếu không muốn nói là đánh tráo khái niệm. Nhưng nhà giao dịch có thể giữ đầu óc tỉnh táo và kiểm soát tương đối các lệnh giao dịch của mình một khi học được cách sống chung với sự tồn tại quá đỗi thực tế của rủi ro. 

FILI