Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là gì?

Thị trường chứng khoán phản ánh sức khỏe của nền kinh tế của một quốc gia. Các chu kỳ kinh tế có sự biến động, ảnh hưởng đến chứng khoán nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá, nhận định được cơ hội gia tăng lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán.

Câu 1: Chu kỳ kinh tế là gì?

  • Là những biến động không có tính chu kỳ của một nền kinh tế.
  • Chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế
  • Cả A và B đều đúng
  • Cả A và B đều sai

Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle) là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế. Bởi kinh tế thị trường không mãi tăng trưởng, cũng không mãi suy thoái mà biến động liên tục, khó kiểm soát. Chu kỳ kinh tế thể hiện ở các chuỗi sự kiện, được lặp lại theo thời gian. Mặc dù, sự kiện kinh tế của các chu kỳ không giống nhau, nhưng chúng sẽ có những điểm đặc trưng tương tự.
Cụ thể, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.

Câu 2: Nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh tế?

  • Là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường tác động như: Tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa
  • Là kết quả của các yếu tố tác động bên ngoài như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
  • Cả A và B đều đúng.
  • Cả A và B đều sai.

Nguyên nhân xuất hiện chu kỳ kinh tế:
Theo Sismondi (Nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ), chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường tác động như: Tiêu dùng thấp, sản xuất dư thừa.
Theo quan niệm truyền thống, chu kỳ kinh tế là kết quả của các yếu tố tác động bên ngoài như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
Ví dụ về nguyên nhân tạo nên chu kỳ kinh tế:
• Kinh tế tăng trưởng phát triển dẫn đến doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên. Lúc này, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, kéo theo sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu.
• Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô, tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.
• Hậu quả dẫn đến sẽ là sản xuất hàng hóa dư thừa, bắt buộc doanh nghiệp cần giảm giá để kích cầu tiêu dùng. Hệ lụy là lợi nhuận kinh doanh giảm, các công ty cắt giảm lương, cắt giảm lao động và cuối cùng là suy thoái kinh tế.

Câu 3: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng GDP?

  • GDP có chiều hướng giảm mạnh trong giai đoạn suy thoái.
  • GDP tăng nhẹ trong giai đoạn phục hồi.
  • GDP tăng trưởng mạnh trong giai đoạn hưng thịnh.
  • Cả 3 câu trên đều đúng.

Chu kỳ kinh tế là những biến động lên xuống của nền kinh tế, do các tác động từ bên trong hay bên ngoài. Giá trị GDP của một quốc giá chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của chu kỳ kinh tế. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế đến tăng trưởng GDP cụ thể như sau:
• Giai đoạn suy thoái nền kinh tế: Các hoạt động kinh tế như (đầu tư, sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của người dân…) đều giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của quốc gia, có chiều hướng giảm mạnh.
• Giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế: Lúc này, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu tăng chậm trở lại. Hoạt động đầu tư, sản xuất, lãi suất cũng tăng trở lại nhưng tốc độ khá chậm. Điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng của giá trị hàng hóa dịch vụ, giúp giá trị GDP tăng nhẹ.
• Giai đoạn hưng thị của chu kỳ kinh tế: Biểu hiện lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhiều nhân sự để gia tăng sản xuất. Điều này sẽ tác động đến hoạt động chi tiêu, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh, kéo theo sự tăng trưởng mạnh của GDP.

Trạng Chứng

FILI