S&P 500 gần như đi ngang sau khi có lúc rơi vào thị trường con gấu

S&P 500 gần như đi ngang sau khi có lúc rơi vào thị trường con gấu

Lo ngại về khả năng suy thoái gia tăng đã khiến chứng khoán Mỹ rơi vào vùng thị trường “con gấu” váo ngày thứ Sáu (20/5) với chỉ số S&P 500 có thời điểm giảm 20% so với mức cao mọi thời đại. Một sự đảo chiều ấn tượng vào cuối phiên dã đẩy chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, ghi nhận sắc xanh vào cuối phiên giao dịch.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số S&P 500 nhích 0.01% lên 3,901.36 điểm sau khi sụt tới 2.3% vào đầu phiên. Tại mức đáy trong phiên, S&P 500 đã thấp hơn 20.9% so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 1/2022. Chỉ số này đóng cửa thấp hơn mức kỷ lục khoảng 19%.

Chỉ số Dow Jones tiến 8.77 điểm lên 31,261.90 điểm sau khi sụt hơn 600 điểm ở mức thấp nhất trong phiên. Chỉ số Nasdaq Composite mất 0.3% và nằm sâu trong vùng thị trường “con gấu”, rớt 30% so với mức đỉnh.

Không có chỉ định thị trường “con gấu” chính thức nào trên Phố Wall, Một số người sẽ tính mức sụt giảm trong ngày thứ Sáu ở mức thấp nhất trong phiên là xác nhận cuả thị trường giá xuống, trong khi một số chiến lược gia có thể nói rằng điều đó không chính thức cho đến khi nó đóng cửa giảm 20% so với mức đỉnh. Bất chấp điều đó, đây là đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ khi thị trường “con gấu” xuất hiện vào tháng 3/2020, thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát.

Tuần qua, Dow Jones mất 2.9%, đánh dấu chuỗi 8 tuần lao dốc đầu tiên kể từ năm 1923. S&P 500 giảm 3% trong tuần, còn Nasdaq Composite sụt 3.8% - cả 2 đều ghi nhận chuỗi 7 tuần giảm liên tiếp.

S&P 500 tích tắc rơi vào thị trường giá xuống khi Mỹ đang đối phó với áp lực lạm phát chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn do giá năng lượng tăng vọt – phần lớn trở nên trầm trọng hơn khi cuộc chiến Nga – Ukraine bắt đầu.

Lạm phát gia tăng đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất hồi tháng 3/2022 lần đầu tiên trong hơn 3 năm. Vào đầu tháng này, Fed thậm chí còn mạnh tay hơn và nâng lãi suât thêm 0.5 điểm phần trăm.

Lúc đầu, đà sụt gỉam do bán tháo chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng được đánh giá cao. Tuy nhiên, đà sụt giảm cuối cùng đã mở rộng sang các lĩnh vực khác trên thị trường. Đến cuối phiên ngày thứ Sáu, năng lượng là ngành duy nhất thuộc S&P 500 ghi nhận sắc xanh từ đầu năm đến nay.

Sau đó, trong tuần này, các báo cáo lợi nhuận quý 1/2022 và triển vọng ảm đạm từ Walmart và Target đã làm gia tăng lo ngại về khả năng ứng phó với lạm phát của các công ty và mức độ sẵn sàng chi tiêu cao hơn cuả người tiêu dùng – càng gây áp lực lên S&P 500.

Phố Wall tiếp tục bán tháo các cổ phiếu sản xuất chất bán dẫn vào ngày thứ Sáu do lo ngại suy thoái kinh tế và khi Applied Materials hạ dự báo tương lai. Applied Materials, một công ty sản xuất thiết bị chế tạo con chip, mất 3.9%. Cổ phiếu Nvidia và Advanced Micro Devices lần lượt giảm 2.5% và 3.3%.

Fed đã báo hiệu rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất khi cơ quan này cố gắng kiềm chế sự gia tăng lạm phát gần đây. Lập trường cứng rắn về chính sách tiền tệ của Fed đã làm dấy lên lo ngại trong tuần này rằng hành động của Fed có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Vào ngày thứ Năm (19/5), Deutsche Bank cho biết S&P 500 có thể rơi xuống mốc 3,000 điểm nếu có một cuộc suy thoái sắp xảy ra.

An Trần (Theo CNBC)

FILI