Dầu Brent có tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần bất chấp đà tăng trong phiên

Dầu Brent có tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần bất chấp đà tăng trong phiên

Giá dầu tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (13/5) khi giá xăng tại Mỹ vọt lên cao kỷ lục, Trung Quốc có vé đã sẵn sàng nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch và nhà đầu tư lo ngại nguồn cung sẽ thắt chặt nếu Liên minh châu Âu (EU) cấm vận dầu Nga.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 4.10 USD (tương đương 3.8%) lên 111.55 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 4.36 USD (tương đương 4.1%) lên 110.49 USD/thùng.

Đây là mức đóng cửa cao nhất của hợp đồng dầu WTI kể từ ngày 25/3/2022 và là tuần tăng thứ 3 liên tiếp của hợp đồng dầu này. Dầu Brent giảm tuần đầu tiên trong 3 tuần.

Hợp đồng xăng tương lai của Mỹ đã vọt lên mức cao mọi thời đại sau khi dự trữ tại nước này giảm tuần thứ 6 liên tiếp vào tuần trước. Điều đó đã thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận lọc dầu lên mức cao nhất kể từ khi chạm mức cao kỷ lục vào tháng 4/2020 khi giá dầu WTI âm.

Câu lạc bộ mô tô AAA cho biết giá tại trạm bơm ở Mỹ vào ngày thứ Sáu đã tăng lên 4.43 USD/gallon đối với xăng và 5.56 USD dối với dầu diesel.

Giá dầu đã biến động mạnh, do những lo ngại về khả năng EU cấm vận dầu Nga có thể thắt chặt nguồn cung hơn, nhưng giá dầu cũng bị áp lực bởi lo ngại rằng đại dịch Covid-19 tái bùng phát có thể làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu.

Tuần này, Moscow đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một số công ty năng lượng châu Âu, dẫn đến lo ngại về nguồn cung.

Tại Trung Quốc, các nhà chức trách cam kết hỗ trợ nền kinh tế và các quan chức thành phố cho biết Thượng Hải sẽ bắt đầu nới lỏng các hạn chế về giao thông liên quan Covid-19 và mở lại các cửa hàng trong tháng này.

Edward Moya, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Giá dầu thô tăng nhờ lạc quan rằng tình hình Covid-19 ở Trung Quốc không xấu đi và khi các tài sản rủi ro phục hồi”.

Cổ phiếu toàn cầu khởi sắc sau một tuần giao dịch đầy biến động, đẩy các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng.

Gây áp lực cho giá dầu trong tuần, lạm phát và lãi suất tăng đã khiến đồng USD vọt lên mức cao nhất trong gần 20 năm, làm dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng những đồng tiền khác.

EU cho biết đã có tiến triển để khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Mỹ cho biết họ đánh giá cao nỗ lực của EU nhưng cho biết vẫn chưa có thoả thuận nào và không chắc có thể đạt được thoả thuận nào.

Các nhà phân tích cho biết một thoả thuận với Iran có thẻ bổ sung thêm 1 triệu thùng/ngày vào nguồn cung cho thị trường.

An Trần (Theo CNBC)

FILI