Bộ ba cổ phiếu “họ Vin” đưa VN-Index thành công vượt ngưỡng 1,500 điểm

Bộ ba cổ phiếu “họ Vin” đưa VN-Index thành công vượt ngưỡng 1,500 điểm

Hai chỉ số thị trường trong tuần giao dịch đầu năm 2022 (04-07/01/2022) đều ghi nhận kết quả khả quan. VN-Index tăng 2.02% so với cuối tuần trước, vượt ngưỡng 1,500 điểm và dừng lại ở 1,528.48 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 4.19%, kết thúc tuần ở 493.84 điểm.

Không những về mặt điểm số, thanh khoản trên cả hai sàn đều tăng mạnh. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 966 triệu cp/phiên, tăng 20.37% so với tuần giao dịch trước. Về phía sàn HNX, thành khoản bình quân tăng 19.22%, lên hơn 128 triệu cp/phiên.

Lực kéo chính giúp VN-Index vượt ngưỡng 1,500 điểm trong tuần qua đến từ nhóm cổ phiếu “họ Vin”. Cụ thể, VIC là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất với hơn 7.2 điểm kéo tăng. VHMVRE cũng lần lượt hỗ trợ gần 4 điểm và 3 điểm cho chỉ số.

Đối với VIC, thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc công ty con – VinFast đã công bố dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022, thay vào đó là tập trung hoàn toàn cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các dòng xe thuần điện.

Trong khi đó tại VRE, thông tin về nhóm quỹ ngoại đã trở thành cổ đông lớn tại đây cũng đã được công bố trong bối cảnh khối ngoại quay lại mua ròng trong những phiên cuối năm 2021.

* VRE chào đón cổ đông lớn mới

Bên cạnh nhóm “họ Vin”, một số cổ phiếu bất động sản khác cũng ghi nhận kết quả tích cực, BCM kéo tăng hơn 3.2 điểm trong khi DIG cũng hỗ trợ hơn 2.8 điểm, ngoài ra có thể tính cả GEX với mảng bất động sản khu công nghiệp. Riêng NVL lại có tác động tiêu cực khi làm mất hơn 2.2 điểm của chỉ số.

* Becamex đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng 22%

Trái ngược với nhóm bất động sản, nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua lại khá ảm đạm. Trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất có đến 5 cổ phiếu thuộc nhóm này. Tiêu cực nhất là VPB với gần 1.4 điểm, sau đó lần lượt là SSB, ACB, CTG, MSB. Tổng cộng, 5 cổ phiếu này đã làm mất gần 5 điểm của chỉ số. Duy chỉ có BID là khác biệt khi giúp chỉ số kéo tăng hơn 2.8 điểm.

BID có biểu hiện khả quan hơn các cổ phiếu còn lại trong ngành trong bối cảnh Ngân hàng này công bố tính đến 31/12/2021, lợi nhuận đã đạt kế hoạch năm 2021 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao; các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định; chỉ số định hạng tín nhiệm quốc tế được nâng cao. Lợi nhuận trước thuế của Khối công ty con năm 2021 đạt 1,094 tỷ đồng.

* BIDV: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 đạt 235%

Mặt khác, tín hiệu tiêu cực của nhóm ngân hàng lại diễn ra trong bối cảnh theo công bố từ Vụ Dự báo, thống kê (thuộc Ngân hàng Nhà nước), với dư nợ tín dụng đến cuối năm 2021 khoảng 10.35 triệu tỷ đồng (theo NHNN), ước tính, nếu tăng trưởng tín dụng đạt 5.3% quý 1 như dự báo của các ngân hàng, sẽ có khoảng 548,550 tỷ đồng được bơm ròng ra nền kinh tế chỉ trong 3 tháng đầu năm thông qua kênh cho vay

* Ngân hàng kỳ vọng bơm ròng nửa triệu tỷ đồng ra thị trường quý I

Dù không khả quan nhưng mức ảnh hưởng của nhóm ngân hàng vẫn chưa phải lớn nhất. Thay vào đó, chính MSN mới là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số trong tuần qua với xấp xỉ 5 điểm kéo giảm.

Rổ VN30 trong tuần khá cân bằng khi ghi nhận 13 cổ phiếu tích cực và 15 cổ phiếu tiêu cực. Dẫn đầu nhóm kéo tăng không ai khác chính là bộ ba VIC, VHMVRE. Trong đó, VIC có mức kéo tăng hơn 9.2 điểm, chênh lệch rõ rệt với cổ phiếu theo sau là VHM với gần 4.2 điểm.

Ngược lại, MSN là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến rổ VN30 khi kéo giảm hơn 8.5 điểm của chỉ số.

Không chỉ VN-Index, nhóm cổ phiếu bất động sản còn có ảnh hưởng tích cực đến HNX-Index. Đà tăng của chỉ số trong tuần qua có đóng góp phần lớn đến từ CEO khi cổ phiếu nào kéo tăng cho chỉ số gần 5.6 điểm. Một số cổ phiếu bất động sản khác như L14, IDC cũng đều có mức tăng khả quan.

Chiều ngược lại, dẫn đầu nhóm kéo giảm là THD với hơn 3.5 điểm, lớn hơn tổng điểm kéo giảm của 9 cổ phiếu xếp sau cộng lại.

>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng chỉ số

Hà Lễ

FILI