Giao dịch đầu tiên dùng Bitcoin để mua hàng hóa ngoài đời thực là mặt hàng nào?

Giao dịch đầu tiên dùng Bitcoin để mua hàng hóa ngoài đời thực là mặt hàng nào?

Với diễn biến nóng bỏng của thị trường tiền ảo (coin) thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Cùng Vietstock tìm hiểu về giao dịch đầu tiên dùng Bitcoin để mua hàng hóa ngoài đời thực, định danh tiền điện tử và quy định pháp lý hiện hành đối với tiền điện tử.

Giao dịch đầu tiên dùng Bitcoin để mua một mặt hàng ngoài đời thực là mặt hàng nào?

  • Một cuốn sách
  • Một chiếc ôtô
  • Một chiếc bánh pizza
  • Một chiếc điện thoại thông minh

Vào năm 2010, một chiếc pizza giá 25 USD đã được mua bằng 10,000 Bitcoin. Với giá Bitcoin hiện nay, chủ tiệm pizza đã thu về hơn 17 triệu USD. Hàng năm cộng đồng sử dụng Bitcoin vẫn tổ chức kỷ niệm giao dịch đầu tiên này và gọi đây là "ngày Pizza".

Người gửi và người nhận tiền điện tử được định danh bằng gì?

  • Thẻ căn cước
  • Hộ chiếu
  • Tài khoản ngân hàng
  • Hoàn toàn ẩn danh

Người sử dụng Bitcoin và các đồng tiền thuật toán tương tự không cần cung cấp bất kỳ tài liệu định danh nào, các giao dịch hoàn toàn ẩn danh trên hệ thống, do đó tiền điện tử trở thành kênh giao dịch ưa thích của tội phạm và hoạt động rửa tiền.

Tại Việt Nam, Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác được luật pháp quản lý dưới dạng nào?

  • Tiền tệ được công nhận và lưu thông
  • Không được công nhận và không được phép giao dịch
  • Tài sản ảo
  • Ngoại tệ

Dù chưa có chế tài quản lý cụ thể với tiền thuật toán, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định các hoạt động thanh toán bằng tiền thuật toán không được công nhận và bảo vệ. Đại diện Bộ Tài chính cho rằng Bitcoin hiện được coi như một tài sản ảo, tương tự với các loại vật phẩm có giá trị trong trò chơi trực tuyến.

Trạng Chứng

FILI