Điểm danh cổ phiếu tăng vài chục phần trăm trong tuần 09 -13/08

Điểm danh cổ phiếu tăng vài chục phần trăm trong tuần 09 -13/08

Thị trường có tuần 09 - 13/08 giao dịch giằng co tuy nhiên sóng vẫn lớn ở một số cổ phiếu và ngành cụ thể.

Tuần giao dịch 09 - 13/08, VN-Index chốt ở mức 1,357.05 điểm, tăng 1.16% so với tuần trước. Giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt hơn 23.8 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng 14.2% so với tuần trước.

Còn trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng hơn 3.5% lên mức 336.96 điểm. Giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 3.8 ngàn tỷ đồng/phiên, tăng gần 14% so với tuần trước.

Mặc dù tăng về mặt điểm số song thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến giằng co trong tuần qua. Trong bối cảnh thị trường chung giằng co vẫn có nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng ấn tượng, thậm chí tăng trần nhiều phiên liên tiếp.

Top 10 cổ phiếu niêm yết tăng mạnh trong tuần 09 - 13/08

VMD là cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường tuần qua với mức tăng gần 40% với 5 phiên trần liên tiếp. Kết phiên 13/08, cổ phiếu này chốt ở mức 34,500 đồng/cp, vượt qua mức đỉnh 34,000 đồng/cp lập ngày 09/06. Trong tuần, cổ phiếu này được khối ngoại mua ròng nhưng khối lượng khá khiêm tốn, chỉ hơn 7 ngàn cp.

Khóa học Online

ĐỌC HIỂU

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giải mã “ĐIỂM ĐEN” Báo cáo tài chính

 💡 Khai giảng: 19/8/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Xếp ở vị trí thứ 2 top cổ phiếu tăng mạnh là TGG. Mã này cũng ghi nhận chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp, tăng hơn 39% lên mức 16,150 đồng/cp. Theo nguồn tin từ TGG, Công ty này đã thâu tóm xong CTCP Chứng khoán APG và chuẩn bị họp ĐHCĐ bất thường thông qua phương án phát hành thêm 30 triệu cp để đầu tư góp vốn vào chứng khoán APG, thực hiện đền bù 173 ha giai đoạn 1 của dự án Ao Giời Suối Tiên (Phú Thọ) và góp vốn vào công ty mua bán nợ Louis AMC. Có lẽ đây là nguyên nhân của chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Trong nửa đầu năm 2021, TGG đã được sáp nhập vào hệ sinh thái của Louis Holding và đổi tên thành Louis Capital. Theo đó, TGG sẽ thực hiện lĩnh vực tư vấn, đầu tư M&A mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong hệ sinh thái Louis.

Theo kết quả soát xét bán niên 2021 (đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần), TGG ghi nhận lãi ròng gần 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 4 tỷ đồng. Đây cũng là quý báo lãi kỷ lục kể từ khi doanh nghiệp này chào sàn (25/05/2018). Điểm nhấn trong bức tranh kinh doanh của TGG đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi nhận âm gần 43 tỷ đồng, do hoàn nhập chi phí dự phòng

Xét về nhóm ngành, cổ phiếu phân bón và vận tải biển là nhân tố chủ đạo trong top cổ phiếu tăng mạnh tuần qua.

Ở nhóm phân bón, PMB ghi nhận mức tăng gần 39%, PSE tăng gần 35%, PCE tăng hơn 33.5%.

Giá nguyên liệu đầu vào tăng phi mã kèm theo nhu cầu cao trong khi nguồn cung hạn chế đã khiến giá phân bón trên toàn cầu tăng nóng trong nửa đầu năm 2021. Với độ mở về kinh tế lớn, giá cả mặt hàng phân bón tại Việt Nam nhanh chóng phản ứng tăng cao. Nhờ đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân đạm của Việt Nam được hưởng lợi lớn, đồng loạt báo lãi đậm trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021. Theo dữ liệu Vietstock cho thấy, 14 doanh nghiệp phân bón – hóa chất niêm yết trong quý 2/2021 đã tạo ra tổng cộng 13,664 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 29% so cùng kỳ; lãi ròng tăng 55%, đạt 1,490 tỷ đồng. Toàn bộ nhóm đều báo lãi, trong đó 11 đơn vị báo lãi tăng, 2 đơn vị báo lãi giảm và 1 đơn vị chuyển lỗ thành lãi.

Bên cạnh đó, động thái dừng xuất khẩu phân bón của Trung Quốc - nơi chiếm đến 50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam - đã mở ra thị phần rộng lớn của các doanh nghiệp phân bón Việt - đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh nội địa.

Tuy nhiên, rủi ro cho ngành này vẫn luôn thường trực. Trong buổi tọa đàm trực tuyến tổ chức ngày 11/08, ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức - Phát triển Khách hàng tổ chức, CTCP Chứng khoán SSI cho rằng việc phụ thuộc trực tiếp vào giá dầu khí ở khâu đầu vào sẽ khiến lợi nhuận ngành phân bón trở nên nhạy cảm với sự biến động của giá dầu thế giới. Biên lợi nhuận ngành này có thể sẽ không còn cao nữa.

Ở nhóm vận tải biển, DXP ghi nhận mức tăng 37.2%, NAPVOS lần lượt tăng 34% và hơn 32%. Giá cước vận tải tăng cao đang là cú hích lớn với cổ phiếu ngành vận tải biển. Trong báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), việc giá cước vận tải bị đẩy lên cao đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tàu và kho bãi.

Chí Kiên

FILI