Ngôi sao một thời trên thị trường tiền tệ châu Á đang nếm trải vị đắng

Ngôi sao một thời trên thị trường tiền tệ châu Á đang nếm trải vị đắng

Baht Thái, đồng tiền mạnh nhất châu Á trước đại dịch, liên tục giảm giá trong năm 2021 và là đồng tiền bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm nay ở khu vực này, theo ngân hàng Mizuho (Nhật Bản).

Ngân hàng trên đề cập đến "sự thể hiện kém cỏi không thường thấy của đồng Baht Thái Lan, khiến nó trở thành đồng tiền tệ nhất tính đến thời điểm hiện tại của năm 2021" trong một ghi chú vào thứ Sáu.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, đồng Baht đã giảm hơn 10% so với USD từ đầu năm đến nay, tính đến sáng thứ Hai.

Theo Refinitiv, đồng tiền của Thái Lan hoạt động yếu nhất trong năm nay so với các đồng tiền chính khác ở châu Á Thái Bình Dương. Chẳng hạn, so với USD, yên Nhật chỉ giảm gần 7%, ringgit của Malaysia giảm 5%, trong khi đô la Úc (AUD) giảm 4.43% tính đến thời điểm hiện tại.

Theo giá trị danh nghĩa, sự tụt lại đáng kể và rõ ràng của đồng Baht là không tương xứng với thặng dư tài khoản vãng lai vững chắc (mặc dù đã giảm) hay lạm phát tương đối thấp của Thái Lan”, Vishnu Varathan, trưởng bộ phận chiến lược và kinh tế của ngân hàng này, viết.

Vào năm 2019, trước khi đại dịch Covid tấn công, đã có những lo ngại về việc đồng Baht của Thái Lan mạnh lên, do được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại lớn của nước này. Đồng tiền mạnh hơn làm cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đắt hơn, khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế.

Du lịch giảm sút ảnh hưởng đến Thái Lan

Tuy nhiên, sự thể hiện kém cỏi của đồng Baht trong năm nay không thể chỉ đổ lỗi cho đại dịch Covid, vì tác động của biến thể Delta đối với phần còn lại trong khu vực "ảm đạm hơn nhiều", Varathan nói.

Varathan chỉ ra sự sụt giảm mạnh về số lượng khách du lịch đã thực sự khiến cho "sự tàn phá của Covid" đối với nền kinh tế Thái Lan tăng lên nhiều lần.

Thái Lan chỉ đón hơn 34,000 lượt khách du lịch vào tháng 5 năm nay, con số rất nhỏ nếu so với hơn 39 triệu lượt năm 2019, theo dữ liệu từ Bộ Du lịch cũng như Ngân hàng Thế giới.

Quốc gia Đông Nam Á này chủ yếu dựa vào nguồn tiền thu từ du lịch để tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu của khách du lịch chiếm khoảng 11% GDP của Thái Lan vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch.

Ít khách du lịch hơn cũng có nghĩa nhu cầu đối với đồng Baht thấp hơn.

Sức mạnh tuyệt đối của ‘hệ số du lịch’ này có nghĩa nó vẫn là lực cản quyết định đối với đồng Baht,” Varathan nói.

Những rủi ro do các biến thể khác mang lại và việc mọi người tạm ngưng đi du lịch sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa rõ ràng với đồng Baht”, ông cho biết thêm.

Khó khăn để mở cửa trở lại cho du khách 

Việc Thái Lan quá phụ thuộc vào du lịch sẽ “rất thách thức” với nước này khi họ tìm cách mở cửa trở lại cho khách du lịch, trong khi vẫn phải chiến đấu với đại dịch, Euben Paracuelles, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực ASEAN của ngân hàng Nomura, phát biểu hôm thứ Năm.

Ông nói với CNBC rằng nỗ lực mở cửa lại các điểm đến du lịch của nước này đã không được suôn sẻ.

Vào tháng 7, Thái Lan bắt đầu một chương trình thí điểm ở Phuket, nơi khách du lịch có thể đến nghỉ dưỡng mà không cần kiểm dịch. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau khi mở cửa trở lại, họ đã ghi nhận 1 ca nhiễm – đó là du khách đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - và đến cuối tuần đầu tiên, con số là 27 ca nhiễm, theo Associated Press.

Vì vậy, để có thể mở cửa, tôi nghĩ đó sẽ là một cuộc đấu tranh rất lớn vì họ có những mục tiêu rất tham vọng, họ muốn mở lại hoàn toàn vào tháng 10. Tôi nghĩ điều đó có lẽ quá tham vọng, có thể không xảy ra. Và vì Thái Lan quá phụ thuộc vào du lịch, tôi nghĩ đó là lĩnh vực động lực và sự phục hồi sẽ đến nhiều nhất”, Paracuelles nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI