Bloomberg: NHTW châu Âu ấn định mục tiêu lạm phát mới 2%

Bloomberg: NHTW châu Âu ấn định mục tiêu lạm phát mới 2%

Các nhà quyết sách thuộc NHTW châu Âu đồng ý nâng mục tiêu lạm phát lên 2%, đồng thời cho phép lạm phát tăng vượt mức mục tiêu tạm thời, theo nguồn tin thân cận từ Bloomberg.

Quyết định trên đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý so với mục tiêu trước đó là “thấp hơn nhưng gần 2%” – một mục tiêu khá mù mờ trong mắt của một số nhà quyết sách. Mục tiêu mới về lạm phát được đưa ra tại cuộc họp đánh giá chiến lược của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây cũng là đợt rà soát chiến lược đầu tiên trong gần 20 năm.

Chiến lược mới sẽ giúp các quan chức duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong thời gian dài hơn, sau nhiều năm lạm phát ở dưới mức mục tiêu.

Phát ngôn viên của ECB từ chối nhận định về thông tin trên.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde

Mục tiêu lạm phát là trọng tâm của cuộc họp lần này. Tháng trước, Chủ tịch Christine Lagarde cho biết mục tiêu lạm phát cũ khiến giới quan sát và thị trường cảm thấy bối rối về cam kết của ECB.

Việc đưa ra mục tiêu lạm phát mới sẽ làm thay đổi kỳ vọng lạm phát của nhà đầu tư và công chúng. “Chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng mục tiêu lạm phát mới sẽ đẩy lùi thời điểm nâng lãi suất trở lại và theo tôi, cũng thúc đẩy quá trình mua thêm tài sản trong thời gian tới”, Jacob Kirkegaard, quan chức cấp cao tại Quỹ German Marshall.

Cách tiếp cận của ECB sẽ khác với cách áp mục tiêu lạm phát trung bình của Fed trong năm ngoái. Chủ tịch NHTW Đức Jens Weidmann nằm trong số các quan chức tỏ ra hoài nghi về cách tiếp cận mới.

Kết quả chính thức sẽ được công bố vào lúc 13h ngày thứ Năm (08/07 – giờ địa phương) và Chủ tịch ECB sẽ tổ chức họp báo sau đó.

Lạm phát được kỳ vọng sẽ tăng vượt mục tiêu cho tới cuối năm 2021. Tuy vậy, Chủ tịch Lagarde và đồng nghiệp liên tục cho rằng lạm phát rồi sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 2% trong trung hạn.

Trong ngày 03/07, Isabel Schnabel, Thành viên của Ủy ban Điều hành, báo hiệu ECB có thể cho phép lạm phát tăng vượt mục tiêu.

 

Các nhà phân tích tại Capital Economics đánh giá việc điều chỉnh mục tiêu lạm phát là một "sự thay đổi lịch sử đối với ECB". 

 

Ngoài quyết định về mục tiêu lạm phát mới, ECB cũng cho biết trong tương lai, thể chế tài chính này sẽ xem xét đến yếu tố tuân thủ các quy định và nghĩa vụ về môi trường của các công ty khi xem xét liệu tài sản của công ty có đủ điều kiện để được thế chấp hay được ECB mua lại hay không. ECB cũng sẽ bắt đầu thực hiện "các bài kiểm tra về khí hậu" để đánh giá mức độ rủi ro của Eurosystem, cơ quan quản lý tiền tệ của khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone),  trước tác động của biến đổi khí hậu. Tuyên bố nhấn mạnh: "Hội đồng quản trị thừa nhận rằng biến đổi khí hậu có tác động sâu sắc đến sự ổn định giá cả và do đó, đã cam kết thực hiện một kế hoạch hành động đầy tham vọng liên quan đến khí hậu".

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh "chiến lược mới là nền tảng vững chắc sẽ hướng dẫn chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ trong những năm tới". Theo bà, Eurozone nên đặt ra một mục tiêu lạm phát "mà công chúng có thể dễ dàng hiểu được" và được tính toán dựa trên cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân.

Trước đó, ngày 7/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Eurozone lên lần lượt 4.8% trong năm 2021 và 4.5% trong năm 2022, cao hơn so với mức 4.3% và 4.4% đưa ra hồi tháng 5.

 

Bên cạnh đó, EC cũng nâng dự báo lạm phát của 19 nước trong Eurozone, song cho rằng giá tiêu dùng sẽ tăng chậm hơn. Cụ thể, lạm phát của Eurozone có thể lên mức 1.9% trong năm nay, tăng so với mức 1.7% đưa ra trong dự báo hồi tháng 5. Tuy nhiên, EC cũng cảnh báo lạm phát có thể cao hơn dự báo nếu tình trạng  hạn chế nguồn cung kéo dài hơn và áp lực giá cả đẩy giá tiêu dùng tăng mạnh hơn.

 

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI