HSBC dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7.6% trong năm 2021

HSBC dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7.6% trong năm 2021

Khối Nghiên cứu Kinh tế HSBC vừa gửi một báo cáo "Dự báo Kinh tế Châu Á hàng quý" – Sự phục hồi (Asian Economics: Snapping back).

Năm 2021 đã khởi đầu và mọi thứ đang dần sáng sủa hơn rất nhiều. Sau tất cả những chịu đựng trong năm qua, đã đến thời điểm khắc phục những khó khăn. Vì vậy, người ta hy vọng rằng vaccine sẽ làm được điều này và khôi phục thế giới quay lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đặc biệt là ở khu vực phía nam và phía tây của châu Á, việc tiếp cận vaccine sẽ không thể nhanh chóng như mong muốn. Vì vậy, vẫn cần sự kiên nhẫn trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự tự tin sẽ khôi phục nhu cầu sớm hơn một chút: Đặc biệt là mảng dịch vụ sẽ được hưởng lợi khi mọi người bắt đầu quay lại sử dụng. Tuy nhiên, sự phục hồi lần này có thể sẽ hơi khác với các chu kỳ trước do chính mảng dịch vụ sẽ dẫn đầu chứ không phải mảng sản xuất như mọi khi. Điều này mang hai hàm ý.

Đầu tiên là giao thương, đã thể hiện một cách rất bền bỉ trong những tháng gần đây, có thể sẽ không tăng thêm nhiều nữa, hoặc ít nhất là sẽ không tăng nhiều như những lần phục hồi trước đó.

Thứ hai là lạm phát có thể sẽ biến động nhiều hơn, một phần là do chi phí dịch vụ có thể điều chỉnh nhanh hơn so với trước đây. Và điều đó sẽ gây phức tạp cho các nhà quản lý ngân hàng trung ương, những người sẽ cần triển khai nhiều công cụ khác nhau để giữ mọi thứ ổn định: cân bằng giữa nhu cầu để hỗ trợ sự phục hồi vẫn còn mong manh với nhu cầu hạn chế đòn bẩy và giá tài sản có khả năng tăng cao. Đã đến lúc mọi thứ được hồi phục.

Đối với năm 2021, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu, dòng vốn FDI bền bỉ và nhiều hiệp định thương mại đã được ký kết. Tuy nhiên, HSBC hạ nhẹ dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống còn 7.6% (trước đó: 8.1%) vì sự phục hồi của ngành du lịch bị kéo dài.

Trong khi đó, lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, giảm từ 3.9% trong ba quý đầu năm xuống 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 11/2020. Điều này là nhờ vào việc bình thường hóa giá lương thực và giá dầu giảm. Lạm phát được kỳ vọng sẽ ở mức trung bình 3.3% vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức trần lạm phát mục tiêu 4% của NHNN.

Những vấn đề về chính sách

Mặc dù Việt Nam nổi lên mạnh mẽ từ dịch Covid-19 so với các nước khác, nhưng nền kinh tế của Việt Nam cần hỗ trợ cho những doanh nghiệp và người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hỗ trợ tài khóa bị hạn chế do tỷ lệ nợ công trên GDP của Chính phủ là 65%. Mặc dù không thể thực hiện các gói kích thích tài khóa lớn, nhưng Việt Nam đã đưa ra một số hỗ trợ có mục tiêu và ngắn hạn trị giá 4.6% GDP vào năm 2020. Vào giữa tháng 11, Quốc hội đã thông qua gói giải cứu 12 ngàn tỷ đồng cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, bao gồm tăng vốn 8 ngàn tỷ đồng và cho vay ưu đãi 4 ngàn tỷ đồng (Nikkei, ngày 17/11/2020). Trong khi đó, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đề xuất gia hạn giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay đến năm 2021, nhằm hỗ trợ hơn nữa lĩnh vực hàng không (Bloomberg, ngày 24/11/2020). Nhìn chung, HSBC kỳ vọng thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ tăng lên mức 5.2% GDP vào năm 2020, trước khi bắt đầu lại động lực củng cố dần dần. Sang năm 2021 thâm hụt kỳ vọng sẽ cải thiện ở mức 4.6% GDP, đưa nợ công xuống dưới 60% GDP.

Với cơ hội thực hiện các chính sách tài khóa bị hạn chế tại Việt Nam, chính sách tiền tệ đã làm hầu hết các nhiệm vụ nặng nề để thúc đẩy tăng trưởng. Vào ngày 30/9/2020, NHNN đã thông báo cắt giảm 0.5% lãi suất tái cấp vốn hàng năm, có hiệu lực từ ngày 1/10/2020, đưa mức lãi suất tái cấp vốn xuống còn 4%. Tầm quan trọng của việc cắt giảm lãi suất cho thấy NHNN đang khá cấp bách trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020 của Chính phủ nằm khoảng 2.5% đến 3%. Do kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh mẽ trong những quý tới, HSBC kỳ vọng NHNN sẽ giữ chính sách tiền tệ của mình cho đến quý 2/2022, trước khi có thể đưa ra mức tăng lãi suất 0.25% vào quý 3/2022, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 4.25% đến cuối cuối năm 2022.

Rủi ro

Mặc dù Việt Nam đã sẵn sàng để vượt lên so với các nước trong khu vực vào năm 2021, nhưng vẫn có những rủi ro đối với quá trình phục hồi kinh tế. Trước hết, lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều trở ngại. Mặc dù điều tồi tệ nhất có thể đã qua sau quý 2/2020, nhưng các dịch vụ liên quan đến du lịch, chẳng hạn như chỗ ở và vận chuyển vẫn mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm. Do đó, sự phục hồi có ý nghĩa trong ngành khó có thể xảy ra trong thời gian tới cho đến khi có một loại vaccine hiệu quả và một cách tiếp cận phối hợp toàn cầu về du lịch quốc tế.

Trong nước, thị trường lao động mềm của Việt Nam vẫn là một thách thức. Mặc dù có một số cải thiện trong quý 3/2020, tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng với mức lương thấp hơn. Nếu vẫn tiếp tục, sự việc này có thể sẽ dẫn đến sự phục hồi kéo dài trong chi tiêu tiêu dùng, vốn là trụ cột chính của tăng trưởng.

Hàn Đông

FILI