Cán cân thanh toán có bao nhiêu thành phần?

Cán cân thanh toán có bao nhiêu thành phần?

Bạn đã hiểu rõ về thị trường ngoại hối? Hãy cùng ôn lại kiến thức bằng những câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Cán cân thanh toán có bao nhiêu thành phần?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau.
1. Tài khoản vãng lai: ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản.
2. Tài khoản vốn: ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính.
3. Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước: Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương. Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên.
4. Mục sai số: Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách. Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số.

Câu hỏi 2: Cán cân nào sau đây thuộc vào tài khoản vãng lai?

  • Cán cân thương mại
  • Cán cân vốn ngân hàng
  • Cán cân bù đắp chính thức
  • Cán cân tổng thể

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
1. Cán cân thương mại hàng hóa: Xuất khẩu và nhập khẩu
2. Cán cân thương mại phi hàng hóa: cán cân dịch vụ và cán cân thu nhập
3. Các chuyển khoản
Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính toán này.
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.

Câu hỏi 3: Dự trữ ngoại hối nhằm mục đích gì?

  • Thanh toán quốc tế
  • Hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc giá
  • Cả A và B đều sai
  • Cả A và B đều đúng

Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia.

Trạng Chứng 

FILI