Sàn UPCoM quý 3/2020: Nhóm ngành tiện ích thiết yếu kinh doanh tích cực

Sàn UPCoM quý 3/2020: Nhóm ngành tiện ích thiết yếu kinh doanh tích cực

Tổng lãi ròng của 281 công ty trên UPCoM có công bố báo cáo quý 3/2020 ghi nhận giảm 6% so với cùng kỳ, ở mức 10 ngàn tỷ đồng.

Theo dữ liệu VietstockFinance, có 281 doanh nghiệp trên sàn UPCoM công bố BCTC quý 3/2020 (tính đến ngày 03/11/2020). Theo đó, tổng doanh thu thuần quý 3 của các đơn vị này đạt gần 145 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu thuần của các công ty này giảm 15%, đạt gần 440 ngàn tỷ đồng. Kết quả tổng lãi ròng lũy kế đạt gần 18 ngàn tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng quý 3, tổng lãi ròng các công ty thuộc sàn UPCoM giảm nhẹ 6%, còn gần 10 ngàn tỷ đồng.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp ngành về tiện ích thiết yếu (gồm viễn thông, điện, nước và sản xuất công nghiệp) dẫn đầu sàn UPCoM cả về kết quả lãi ròng, đạt hơn 3,500 tỷ đồng.

So sánh doanh thu thuần và lãi ròng giữa các nhóm ngành trên sàn UPCoM trong quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng

 Nguồn: VietstockFinance

Trong quý 3 hầu hết doanh thu của các nhóm ngành đều giảm so với cùng kỳ. Trong đó, ngành dịch vụ là nhóm ngành có doanh thu giảm nhiều nhất khi doanh thu toàn ngành giảm 68%, chỉ còn gần 1,000 tỷ đồng. Ngược lại, nhóm ngành cung cấp tiện ích thiết yếu và nhóm ngành tài chính là 2 nhóm ngành duy nhất có tăng trưởng dương khi lần lượt tăng hơn 4% và 7%.

Trong khi đó, nhóm ngành vận tải là nhóm ngành có lãi ròng giảm mạnh nhất khi giảm 90% so với cùng kỳ. Ngược lại, nhóm ngành tài chính có lãi ròng tăng trưởng lớn nhất khi gấp hơn 2 lần, tiếp đó là ngành tiện ích thiết yếu.

So sánh tăng trưởng giữa các nhóm ngành trên sàn UPCoM trong quý 3/2020. Đvt: %
Nguồn: VietstockFinance

Trong quý 3, sàn UPCoM ghi nhận 2 doanh nghiệp lãi trên ngàn tỷ là VEAMCH.

Top 20 công ty có lãi ròng lớn nhất trên sàn UPCoM quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: VEA) tuy dẫn đầu sàn về lãi ròng với hơn 1,500 tỷ đồng nhưng kết quả này thấp hơn cùng kỳ hơn 9%.

Ngược lại, 2 Công ty xếp sau là Hàng tiêu dùng Masan (MCH)Viettel Global (VGI) báo lãi gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lãi ròng MCH tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 1,200 tỷ đồng, trong khi đó, lãi ròng VGI gấp 15 lần kết quả năm trước, lên mức gần 900 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 4, EVNGENCO 3 (UPCoM: PGV) đạt lãi ròng hơn 542 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ. Theo Công ty, tuy sản lượng điện thương phẩm thấp đã kéo lợi nhuận gộp giảm nhẹ 6% nhưng nhờ chi phí tài chính giảm mạnh hơn 57% đã giúp Công ty đạt được kết quả đáng mong đợi này.

Trong top 20 doanh nghiệp lãi quý 3 lớn nhất sàn UPCoM, các Công ty thuộc nhóm ngành về cung cấp các dịch vụ tiện ích thiết yếu chiếm đa số, như VGI, PGV, FOX, SIP, DNH, HNDSBH. Tiếp theo là nhóm ngành sản xuất thực phẩm với các đại diện là MCH, QNS, MPC, MMLTID. Các nhóm ngành còn lại gồm vận tải (ACV, VTP), khai khoáng (MSR, BSR) và xây dựng, bất động sản (SNZ, ND2).

8 đơn vị tăng lãi hơn… 1,000%

Có 121 doanh nghiệp công bố lãi tăng trưởng trong quý 3/2020, nổi bật có đến 8 đơn vị tăng lãi trên 1,000%, dữ liệu VietstockFinance cho thấy.

Top 20 công ty có tăng trưởng lãi ròng nhiều nhất trên sàn UPCoM. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

EVN Quốc tế (UPCoM: EIC) dẫn đầu về tăng trưởng lãi ròng quý 3/2020 với kết quả gấp 90 lần cùng kỳ, đạt hơn 28 tỷ đồng. Theo giải trình của EIC, tốc độ tăng trưởng này là kết quả của hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận thu được từ dự án TVGS Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam sau khi chủ đầu tư nghiệm thu hoàn thành 90% giá trị hợp đồng và gần 30 tỷ đồng tiền chia lợi nhuận nhận được từ Công ty TNHH Dự án Thủy điện Hạ Sê San 2.

Vị trí thứ 2 về tăng trưởng lãi ròng là Thép Thủ Đức – VNSTEEL (UPCoM: TDS) dù kết quả lãi chỉ vỏn vẹn hơn 2 tỷ đồng, gấp hơn 40 lần cùng kỳ.

Xét về tỷ trọng các nhóm ngành trong bảng xếp hạng thì chiếm đa số là các Công ty thuộc nhóm ngành về cung cấp các tiện ích thiết yếu như EIC, DTK, VGI, PGV, SBM, AVCGLW. Theo sau đó là các nhóm ngành bất động sản, xây dựng (HU4, XMC, PHH, G36), nhóm ngành sản xuất thực phẩm (KGM, BMV, MML, HNM) và nhóm ngành sản xuất công nghiệp (TDS, XHC, RTB, CKD).

Nếu so cả về quy mô lãi ròng và mức tăng trưởng, VGI, PGVMML là 3 công ty có kết quả tích cực nhất trong quý 3.

Trong khi đó, một số Công ty trên sàn trong quý 3 này cũng ghi nhận sự “chuyển mình” khi từ lỗ thành lãi trong quý 3 năm nay.

Tổng hợp các Công ty trên sàn UPCoM chuyển lỗ thành lãi quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Chiếm đa số các vị trí trong danh sách chuyển lỗ thành lãi là các mã thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp (CBI, DCS, FIC, HSM, TNS). Tiếp theo đó là nhóm ngành khai khoáng (ITS, KSV, MTA, PSB), nhóm ngành vận tải (CPI, VLG, VPA). Cuối cùng là nhóm ngành sản xuất thực phẩm (APF, JOS) và nhóm ngành xây dựng (VIW).

Ấn tượng nhất là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (UPCoM: MTA) với lãi ròng quý 3/2020 đạt hơn 39 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 24 tỷ đồng.

Không khí ảm đạm phủ lấy phần còn lại của UPCoM

Ngoài những Công ty có những cú “chuyển mình” tích cực, trong quý 3/2020 cũng ghi nhận một số Công ty lại có kết quả đáng thất vọng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, có 62 doanh nghiệp thua lỗ và 80 doanh nghiệp giảm lợi nhuận.

Trong những công ty có kết quả thua lỗ trong quý 3/2020 thì Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) lỗ nặng nhất khi lỗ ròng gần 385 tỷ đồng. Kết quả đáng thất vọng này đến từ lần bùng phát dịch bệnh đợt 2 trong quý 3 đã làm ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn phải chịu mức lãi phạt trên số tiền trả chậm Ngân hàng, cùng với việc gia tăng chi phí khấu hao và không được hoàn thuế sản phẩm phân bón đã làm Công ty khó khăn chồng khó khăn trong suốt quý.

Top 20 công ty thua lỗ nhiều nhất trên sàn UPCoM quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Tổng hợp các Công ty trên sàn UPCoM chuyển lãi thành lỗ trong quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trong danh sách các doanh nghiệp thua lỗ, các Công ty thuộc ngành về buôn bán hàng thiết yếu (HTM, LMH, OIL, PTV) và sản xuất các sản phẩm công nghiệp (DP2, NDT, QNC, VEC) chiếm tỷ trọng đa số. Theo sau là nhóm ngành về du lịch và dịch vụ du lịch với 3 mã là BTV, DSPVTG… Điểm chung khiến các Công ty này bị thua lỗ chủ yếu từ doanh thu bị tác động bởi dịch Covid-19 nên nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ giảm mạnh.

Công ty có mức “đi lùi” lớn nhất trong kỳ chính là CTCP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (UPCoM: SRT) lỗ gần 54 tỷ đồng trong khi chỉ lãi hơn 4 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2019.

Tuy không thua lỗ nhưng lợi nhuận nhiều công ty lại bị giảm so với cùng kỳ. Dược phẩm Trung Ương 1 (UPCoM: PBC) có độ giảm lợi nhuận lớn nhất, từ gần 8 tỷ đồng lãi ròng trong năm trước còn chỉ hơn 4 triệu đồng trong năm nay.

Theo sau đó là Chế tạo Điện Cơ Hà Nội (UPCoM: HEM)Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (UPCoM: VTR) lần lượt giảm 99% và 98%.

Ông lớn Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) báo lãi ròng quý 3/2020 giảm 94% so với cùng kỳ, chỉ còn 141 tỷ đồng. Kết quả này là do ACV thuộc nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Quyết định thắt chặt các chuyến bay của Chính phủ nhằm phòng ngừa lây lan dịch Covid-19.

Top 20 công ty bị giảm lợi nhuận nhiều nhất trên sàn UPCoM quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI