Nhiều nước Châu Âu tái áp đặt biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, Mỹ có số ca nhiễm kỷ lục

Nhiều nước Châu Âu tái áp đặt biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, Mỹ có số ca nhiễm kỷ lục

Trong lúc Mỹ ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục thì châu Âu bước gần hơn tới phương án áp biện pháp hạn chế hà khắc đã triển khai trong trong làn sóng bùng phát Covid-19 đầu tiên.

Italy tung ra biện pháp kiểm soát Covid-19 mạnh nhất kể từ khi chấm dứt phong tỏa trong tháng 5/2020, trong khi Tây Ban Nha tung ra biện pháp mới, trong đó có lệnh giới nghiêm toàn quốc. Đức sẽ bàn về bước đi kế tiếp trong ngày 26/10.

Số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày đã lập kỷ lục mới tại châu Âu trong những ngày gần đây và các cơ quan chức trách đang va phải sự phản đối quyết liệt với phương án hạn chế di chuyển. Quy định mới của Italy có hiệu lực trong ngày 26/10 giữa lúc những nhân viên trong các lĩnh vực bị tác động nặng bởi dịch bệnh – như nhà hàng và rạp phim – ra đường biểu tình phản đối quy định mới. Ở thành phố Napoli (Italy), người dân dự định tập tụ biểu tình vào đêm ngày 26/10 sau khi khi bạo lực nổ ra vào cuối tuần trước.

Cảnh sát Italy xung đột với người biểu tình vào cuối tuần trước

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông qua kế hoạch giảm bớt giờ mở cửa đối với quán bar và nhà hàng, đồng thời đóng cửa nơi giải trí, đánh bạc và phòng gym. Người dân Italy cũng được khuyến cáo hạn chế di chuyển. Các biện pháp sẽ có hiệu lực tới ngày 24/11.

“Chúng ta phải kiểm soát dịch bệnh để tránh bị quá tải”, Thủ tướng Conte cho biết tại cuộc họp báo ở Rome trong ngày 25/10. “Nếu chúng ta tuân thủ quy định trong tháng này thì đường cong về số ca nhiễm sẽ được kiểm soát, đồng thời bước vào tháng 12 và mùa lễ một cách thanh thản”.

Ông Conte chuẩn bị một gói cứu trợ 5 tỷ Euro (tương đương 5.9 tỷ USD) – dự kiến thông qua trong ngày 27/10, tờ nhật báo Italy La Repubblica đưa tin.

Với mục đích tránh phong tỏa toàn quốc, Chính phủ Italy đang cạn dần phương án lựa chọn. Số ca nhiễm mới tăng lên kỷ lục mới 21,273 ca vào ngày 25/10 và hiện có hơn 1,200 người đang được chăm sóc đặc biệt.

Hôm 25/10, Nội các của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thông qua tình trạng khẩn cấp và thông báo khung giờ giới nghiêm toàn quốc là 23h-6h, ngoại trừ quần đảo Canary – nơi tỷ lệ lây nhiễm còn thấp. Các chính quyền địa phương vẫn có khả năng thay đổi nhẹ thời điểm áp dụng giờ giới nghiêm, ông Sanchez cho biết. Thủ tướng Tây Ban Nha sẽ bàn về cách ứng phó dịch bệnh với những người đứng đầu khu vực và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen trong cuộc họp trực tuyến trong ngày 26/10.

Italy và Tây Ban Nga đã thành công trong việc dập tắt làn sóng bùng phát dịch đầu tiên bằng phương pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Việc nới lỏng biện pháp kiểm soát trước mùa đi du lịch hè đã góp phần tạo ra làn sóng bùng phát mới trong khu vực, với hơn 200,000 người đã tử vong vì dịch Covid-19.

Ông Sanchez cũng đang ủy quyền cho các cơ quan địa phương để hạn chế di chuyển trong khu vực của họ. Tây Ban Nha hiện áp dụng hệ thống chính trị có mức độ phi tập trung khá cao và các chính quyền địa phương kiểm soát nhiều chính sách.

Vị Thủ tướng này cho biết sẽ yêu cầu Quốc hội Tây Ban Nha thông qua phương án gia hạn tình trạng khẩn cấp cho đến ngày 09/05/2021. Các nhà làm luật được dự báo bỏ phiếu cho phương án gia hạn tình trạng khẩn cấp sớm nhất là trong tuần này. Việc gia hạn đến tháng 5/2021 có thể giúp ông Sanchez tránh phải xin phê duyệt những biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới.

“Tại sao lại là 6 tháng? Vì đó là lượng thời gian mà các chuyên gia cho là cần thiết để không chỉ vượt qua làn sóng thứ hai mà còn vượt qua giai đoạn thiệt hại nhất của dịch bệnh”, ông Sanchez nhận định.

Ở Đức, Thủ tướng Angela Merkel sẽ chủ trì cuộc họp nội các đặc biệt sau khi số ca nhiễm lập kỷ lục mới trong những ngày gần đây. Vị Thủ tướng Đức cảnh báo về những “tháng ngày rất, rất khó khăn” ở phía trước trong cuộc họp với các quan chức từ Đảng CDU của bà.

Nhà Trắng không có ý định kiểm soát dịch bệnh

Trong khi đó, tại Mỹ, dù số ca nhiễm lập kỷ lục mới, nhưng Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows tiết lộ chính phủ Mỹ sẽ không kiểm soát đại dịch Covid-19.

"Chúng tôi không có ý định kiểm soát đại dịch. Chúng tôi sẽ kiểm soát thực tế là chúng ta sắp có vắc xin và các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại khác" - ông Meadows trả lời, sau khi được hỏi vì sao Mỹ không kiểm soát đại dịch, trong cuộc phỏng vấn ngày 25-10 với Đài CNN.

Chánh văn phòng Nhà Trắng nói thêm rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ không thể ngăn chặn căn bệnh này, "bởi vì đó là một virus truyền nhiễm giống như cúm vậy".

"Khi nhìn vào số ca nhiễm đang tăng, những gì chúng ta phải làm là đảm bảo có thể chiến đấu với nó bằng vắc xin và các phương pháp điều trị, áp dụng các yếu tố giúp giảm thiểu như giãn cách xã hội và khẩu trang khi chúng ta có thể. Chúng ta sẽ đánh bại nó bởi chúng ta là người Mỹ, và chúng ta làm điều đó" - ông Meadows cho biết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI