VPK giải thể: Mỗi cổ đông được chia 5,070 đồng/cp

VPK giải thể: Mỗi cổ đông được chia 5,070 đồng/cp

Ngày 30/10/2020, CTCP Bao bì Dầu Thực Vật (VPK) sẽ thanh toán cho cổ đông số tiền 5,070 đồng/cp, tương ứng tỷ lệ 50.7%. Đợt thanh toán này nhằm chia tiền cho cổ đông khi doanh nghiệp giải thể. Tổng số tiền Công ty chia lại cho cổ đông khi giải thể là hơn 76 tỷ đồng.

Việc giải thể doanh nghiệp của VPK đã được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường hồi tháng 11/2018. Lý do giải thể là vì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở trong cảnh lỗ kéo dài và không thể vực dậy được, không còn các điều kiện cơ bản cần thiết như vốn kinh doanh, thị trường - khách hàng và nguồn nhân lực mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Đồng thời, tại thời điểm này, VPK nhận định áp lực cạnh trên thị trường rất quyết liệt khiến rủi ro hoạt động tăng lên và nguy cơ mất hết vốn cổ đông nếu muốn gia tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động. HĐQT của Công ty cũng đã họp rất nhiều lần đưa ra nhiều giải pháp kinh doanh nhưng chưa đem lại hiệu quả và phân tích với những khó khăn tại thời điểm bấy giờ, nhận định xu hướng thị trường bao bì trong tương lai nếu càng kinh doanh càng lỗ vì vậy nhằm bảo toàn và giảm thiệt hại cổ đông thì phương án giải thể công ty là tối ưu nhất cho cổ đông.

Thực chất, VPK chỉ mới báo lỗ trong 3 năm 2017 - 2019 với tổng số lỗ gần 85 tỷ đồng.

Theo phương án giải thể hồi năm 2018, giá trị còn lại khi chia cho cổ đông sẽ cao hơn trị giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm lập phương án.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích Kỹ thuật Ứng dụng

💡 Khai giảng: 12/10/2020

💡 Ưu đãi: 50% ++           

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Nhằm thực hiện phương án giải thể, trong năm 2019, HĐQT của VPK đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan. Chẳng hạn, thông qua kế hoạch sang nhượng tài sản là Đất thuê KCN Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM, sang nhượng nhà xưởng cho CTCP Tập đoàn Kido. Công ty phối hợp cùng BIDV Hồ Chí Minh phê duyệt đấu giá máy móc thiết bị. Đồng thời, Công ty cũng thông qua kế hoạch sang nhượng toàn bộ tài sản là đất thuê KCN Nam Tân Uyên Bình Dương – Nhà xưởng và máy móc thiết bị nhà máy Bao bì Bình Dương cho Công ty TNHH Một thành viên Lập Thịnh để tiến tới giải thể doanh nghiệp. Đồng thời thông qua xử lý hàng tồn kho và xử lý công nợ phải thu khó đòi.

VPK được Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, VOC) cùng các tên tuổi lớn như Vinamilk (VNM), Dầu thực vật Tường An (TAC), Dầu thực vật Tân Bình góp vốn thành lập vào tháng 9/2002 với nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, quận 12, TPHCM. Đến tháng 04/12/2006, VPK bước chân lên sàn HOSE.

Tuy nhiên, VNM rút khỏi VPK ngay thời điểm đơn vị này đang ở đỉnh cao của sự nghiệp kinh doanh (năm 2012), thay vào đó là sự xuất hiện của quỹ ngoại Mutual Fund Elite (2013).

Cổ đông lớn của VPK tới cuối năm 2018 chỉ còn Vocarimex - nắm 51.05% vốn và PYN Elite Fund nắm 9.37%. Hồi tháng 3/2020, PYN Elite Fund đã thoái toàn bộ 9.37% vốn tại VPK, chính thức không còn là cổ đông tại đây.

Hiện tại, Vocarimex vẫn nắm 51.05% vốn tại VPK. Vốn đầu tư ban đầu là hơn 76.7 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính riêng 6 tháng 2020, Vocarimex đang trích lập dự phòng hơn 44 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.

Đáng chú ý, mặc dù doanh nghiệp chắc chắn sẽ giải thể thế nhưng giá cổ phiếu VPK vẫn diễn biến tích cực kể từ đầu năm 2020 tới thời điểm ngưng giao dịch (14/07), tăng gần 114% từ 2,060 đồng/cp lên 4,400 đồng/cp.

Yến Chi

FILI