Dow Jones mất hơn 100 điểm, chịu sức ép từ cổ phiếu công nghệ

Dow Jones mất hơn 100 điểm, chịu sức ép từ cổ phiếu công nghệ

Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Năm (17/09), trong bối cảnh sức ép mới trong các cổ phiếu công nghệ lớn. Thông điệp mâu thuẫn về vắc-xin ngừa Covid-19 và sự không chắc chắn xung quanh gói kích thích kinh tế bổ sung cũng gây áp lực lên tâm lý thị trường, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones rớt 130,40 điểm (tương đương 0.5%) xuống 27,901.98 điểm, đứt mạch 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số này có lúc sụt tới 384.45 điểm, trong khi tích tắc khởi sắc trong phiên đầy biến động.

Chỉ số S&P 500 lùi 0.8% xuống 3,357.01điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1.3% còn 10,910.28 điểm. Chỉ số này đã tích tắc rơi vào vùng điều chỉnh, sụt 10% so với mức cao mọi thời đại.

Cổ phiếu Facebook và Amazon lần lượt giảm 3.3% và 2.3%. Cổ phiếu Netflix rớt 2.8%. Cổ phiếu Alphabet lùi 1.7%, trong khi cổ phiếu Apple và Microsoft đều mất ít nhất 1%. Cổ phiếu Snowflake, một cổ phiếu IPO đã thu hút sự chú ý của Phố Wall hôm thứ Tư (16/09) khi tăng gấp đôi trong ngày đầu ra mắt, đã “bốc hơi” 10.4%.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong ngày thứ Năm trong bối cảnh các thông điệp mâu thuẫn về lịch trình có vắc-xin ngừa Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối ngày thứ Tư (16/09) cho biết Mỹ có thể phân phối vắc-xin sớm vào tháng 10 tới, mâu thuẫn với Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, người đã nói với các nhà lập pháp trước đó cùng ngày rằng vắc-xin sẽ có số lượng hạn chế trong năm nay và không được phân phối rộng rãi trong 6 đến 9 tháng.

Nhà đầu tư cũng theo dõi tình trạng của các cuộc đàm phán kích thích kinh tế sau khi ông Trump đề nghị hôm thứ Tư rằng ông có thể hỗ trợ một gói cứu trợ lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều báo cáo chỉ ra rằng các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa dường như miễn cưỡng làm như vậy mà không có thêm chi tiết về dự luật.

Trong khi đó, Phố Wall đánh giá ngày thứ hai triển vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khi Cơ quan này báo hiệu sẽ giữ lãi suất ở mức thấp cho đến năm 2023 khi Fed cố gắng thúc đẩy lạm phát. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong cuộc họp báo rằng chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì “cho đến khi đạt được những kết quả này, bao gồm toàn dụng nhân công (maximum employment)”.

Ông Powell cũng thúc giục các nhà lập pháp thực hiện các gói kích thích bổ sung. Nhưng trong khi nhà đầu tư muốn lãi suất thấp, họ có thể đoán lần thứ 2 mức lãi suất thấp này trong nhiều năm có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng kinh tế.

Về thông tin kinh tế, Bộ Lao động Mỹ cho biết vào ngày thứ Năm rằng số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 860,000 người trong tuần kết thúc ngày 12/09/2020,  thấp hơn so với dự báo 875,000 người từ cuộc thăm dò của Dow Jones.

An Trần

FILI