Cuộc 'so găng' giữa tiền gửi và chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu

Dịch vụ 

Cuộc 'so găng' giữa tiền gửi và chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu

Tiền gửi vẫn là kênh phân bổ tài sản an toàn và truyền thống của những nhà đầu tư có lượng tiền nhãn rỗi khá lớn. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 06/2020, tổng phương tiện thanh toán đạt 11.1 triệu tỷ đồng, trong đó tiền gửi của dân cư đạt 5.07 triệu tỷ đồng, tăng 5.09% so với cuối năm 2019.

Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1.0 - 1.5%/năm. Như vậy, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm và chưa có xu hướng dừng lại.

Ở các ngân hàng quốc doanh là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, lãi suất hiện dao động từ 3.7 - 4%/năm cho các khoản tiền gửi từ 1 - 5 tháng; lãi suất từ 4 - 4.5%/năm cho tiền gửi 6 tháng đến dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên là 5.7 - 6.1%/năm.

Ở các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng hiện cũng cách xa mức trần 4.25% của Ngân hàng Nhà nước, phổ biến là 3.7 - 4%/năm. Kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng phổ biến từ 5.5 - 6.5%/năm tuỳ thuộc số tiền. Kỳ hạn 12 tháng trở lên cũng chỉ trên dưới 7%/năm.

Bên cạnh kênh tiền gửi thì chứng chỉ quỹ mở cũng là một kênh đáng lưu tâm đối với nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi. Có thể hiểu đơn giản cách thức hoạt động của quỹ mở như sau: nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi mua chứng chỉ quỹ mở, số tiền này được Công ty quản lý quỹ sử dụng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản khác.

Nếu so sánh giữa hai kênh đầu tư, tiền gửi tiết kiệm an toàn hơn vì nhà đầu tư nhận được một mức lãi suất cố định, trong khi tỷ suất sinh lời của quỹ mở sẽ biến động theo thị trường. Điều này đồng nghĩa khả năng sinh lợi của quỹ có thể cao hơn lãi suất tiền gửi rất nhiều nếu thị trường trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ bất cứ lúc nào theo Giá trị hiện tại ròng (NAV) của Quỹ tại thời điểm đó. Theo thống kê, so sánh dài hạn 3 - 5 năm thì lợi nhuận từ quỹ thường hiệu quả hơn so với tiền gửi tiết kiệm.

Cùng thống kê tình hình hoạt động của các quỹ mở, ta có thể thấy rằng một số quỹ hoạt động khá tốt so với biến động của chỉ số VN-Index

Tăng trưởng các quỹ mở tính từ đầu năm 2020- Nguồn: Thống kê

So với những loại hình đầu tư khác, chứng chỉ quỹ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên phải kể tới tính chuyên nghiệp. Những đơn vị quản lý quỹ đều là những đơn vị lớn, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực chứng khoán. Sự tính toán đầu tư sẽ được thực hiện theo nhóm, với các nguồn thông tin phân tích xu hướng thị trường toàn diện, cả trong nước và quốc tế, cùng nhiều công cụ hỗ trợ chuyên biệt khác, khiến mỗi quyết định đầu tư từ quỹ có xác suất thành công (đạt lợi nhuận ở mức kỳ vọng) cao hơn nhiều so với các tính toán của cá nhân.

Thứ nữa, đầu tư chứng chỉ quỹ sẽ đạt được lợi nhuận cao một cách an toàn. Người đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận cao nếu giữ khoản đầu tư của mình vào quỹ mở dẫu thị trường chứng khoán có tăng lên hay giảm xuống. Đơn cử với Chứng chỉ Quỹ Đầu tư giá trị (MBVF) của công ty quản lý quỹ MBCapital, lợi nhuận của danh mục đầu tư 8 tháng đầu năm 2020 đạt 9.5%/năm, với kỳ vọng cả năm 2020 sẽ đạt 12%, là cơ sở để trả lại cho nhà đầu tư lợi nhuận cuối cùng cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm.

Ngoài ra, chứng chỉ quỹ còn giúp các nhà đầu tư tránh được những biến động của thị trường, giảm thiểu được rủi ro cho nguồn tiền, bảo toàn vốn vững chắc, tăng trưởng vốn một cách hiệu quả, có thu nhập thường xuyên và được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm từ đơn vị quản lý quỹ, có tính thanh khoản cao giúp người đầu tư có thể rút một phần hoặc rút toàn bộ số tiền đã đầu tư một cách dễ dàng bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đã mua bất cứ lúc nào. Đồng thời, chứng chỉ quỹ còn giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, ai cũng có thể dễ dàng tham gia dù không có chuyên môn về lĩnh vực đầu tư hay còn non kinh nghiệm.

Có thể nói, thị trường quỹ mở ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Ngành quản lý quỹ đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường chứng khoán, có cách thức vận hành và hoạt động ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp. Chính vì vậy, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng gửi gắm dòng vốn của mình cho các đơn vị quản lý quỹ, bổ sung thêm kênh đầu tư trong chiến lược phân bổ tài sản nhằm hạn chế tối đa các rủi ro.

Như vậy, kết quả của cuộc “so găng” giữa tiền gửi và chứng chỉ quỹ thuộc về khẩu vị của nhà đầu tư, đối với những nhà đầu tư truyền thống, ngại rủi ro thì tiền gửi vẫn là lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, với những nhà đầu tư năng động, tìm kiếm kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi suất đầu tư cao hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không quá mạo hiểm thì kênh đầu tư chứng chỉ quỹ đang chiếm ưu thế lớn.

FILI