Nhịp đập Thị trường 13/08: Large Cap đẩy VN-Index, Small Cap tăng tốc

Nhịp đập Thị trường 13/08: Large Cap đẩy VN-Index, Small Cap tăng tốc

Một loạt chỉ số lớn các sàn châu Âu giảm điểm chiều nay, nhưng không ảnh hưởng gì đến diễn biến của VN-Index. Chỉ số chính của TTCK Việt Nam đóng cửa tại 855.05 điểm, tăng gần 1%. Chỉ số nhóm VN30 cũng tăng 0.85% và chỉ còn 5 điểm nữa là quay lại mốc 800. Chỉ số nhóm smallcap sàn HOSE còn chạy nhanh hơn nữa, tăng đến 1.45%.

Cổ phiếu 2 đại gia bán lẻ là MWGPNJ tăng giá tốt nhất nhóm VN30 chiều nay. GAS vẫn tăng giá tốt, +2%. 1 loạt ngân hàng cũng góp mặt trong nhóm tăng giá, bao gồm cả VCB, CTG, BID, HDB, STB

Tổng thể nhóm VN30 có 26 mã tăng giá, số lượng còn nhiều hơn so với đầu phiên sáng. Chỉ có 2 mã đen đủi là EIBNVL là giảm giá.

Sàn HOSE chiều nay có 26 mã tăng trần, hầu hết là smallcap, đó cũng là lý do khiến chỉ số nhóm Small Cap chạy nhanh gần gấp đôi VN-Index. HAP tăng trần phiên thứ 6 liên tiếp, EMC, EVG, TCD, VPS… cũng tăng tới 3 phiên liên tiếp. Có không ít mã tăng trần nhưng cũng khớp tới hơn 1  triệu cổ phiếu như HAP, OGC, CRE, FIT

Diễn biến 2 chỉ số sàn HNX và UPCoM kém tích cực hơn VN-Index. Thậm chí có cảm giác 2 chỉ số này có thời điểm gần cuối phiên chiều sẽ lùi về tham chiếu. May thay, HNX-Index cuối phiên được kéo lên trở lại nhờ ACB, SHB, SHS, CEO… Đối với UPCoM-Index, dù rất nhiều Large Cap sàn này tăng giá, ví dụ như ACV, BSR, VIB, MSR, MML… thậm chí SNZ tăng tới gần 9% nhưng chỉ số vẫn chỉ tăng khiêm tốn có 0.14%.

2 cổ phiếu UPCoM tham gia vào phía giảm giá của nhóm ngân hàng là KLBLPB, nâng tổng số cổ phiếu giảm giá lên 4 mã. Tuy vậy, nhìn chung nhóm ngân hàng có 1 ngày giao dịch tích cực. 3 đại gia VCB, BIDCTG đều tăng hơn 1%. SHB có nhiều thời điểm giảm giá, cuối ngày cũng quay lại tăng 0.8%. ACB luôn nhỉnh hơn tham chiếu 100-200 đồng mà thôi.

Đáng chú ý HDB tăng 9 phiên liên tiếp trong ngày VN-Index vượt ngưỡng 850 điểm.

Bên cạnh ngân hàng, các nhóm lớn khác như bất động sản dân dụng và dầu khí đều có kết thúc tốt đẹp vào cuối ngày. Những mã giảm giá trong nhóm đất động sản dân dụng như NLG, NTL… đều tăng giá trở lại. Ở nhóm dầu khí, chỉ hơi thất vọng với PVS khi không thể hồi lại như phiên sáng, mà vẫn giảm 0.8%.

Nhóm BĐS công nghiệp lại phân hóa trong 1 ngày đẹp trời. BCM, GVR, VGC, SIP hay IDC giảm giá, ngược lại KBC, SZC, SZL… hay thậm chí SNZLHG tăng lần lượt tới gần 9% và 7%.

Dù đã tăng giá ngay từ đầu phiên sáng, nhưng đến chừng 2 giờ chiều, HVN tiếp tục leo dốc, cuối ngày đóng cửa ở mức 25 ngàn đồng chẵn (tăng gần 4%). Tính từ đầu tháng 8 đến nay, HVN có xu hướng tăng giá, dù trên các mặt báo, chỉ toàn chuyện doanh nghiệp cần máy thở là vốn, nếu không cạn tiền. 2 đại gia hàng không khác là ACVVJC cũng tăng nhẹ, dù mức tăng của ACV trong phiên chiều kém hơn nhiều so với đầu phiên sáng.

Phiên sáng: Tiếp tục kéo lên với vắc xin made in Việt Nam

Sau hồi chững lại, VN-Index lại được kéo lên trong nửa cuối phiên sáng nay, trong đó các mã hỗ trợ chỉ số là BVH, VIC, VCB, VJC, VREVN-Index hiện đã vượt 853 điểm, cao nhất trong phiên sáng. Thông tin sớm có vắc xin made in Việt Nam có lẽ là chất xúc tác tốt nhất cho chỉ số lúc này.

Nhóm ngân hàng quay lại “quỹ đạo” đồng loạt tăng, chỉ còn EIBNVB giảm giá. EIB là mã giảm giá suốt phiên sáng nay. VCB có lúc giảm nhẹ, nhưng giờ quay lại và tăng gần 0.5%. ACB cũng tăng gần 1% thúc HNX-Index.

Large Cap sàn HNX phân hóa nhẹ, nhưng vẫn nghiêng về tăng giá, giúp chỉ số sàn này cũng tăng trở lại, hưởng ứng đà tăng từ Vnindex. VCG vẫn bám cứng trần đúng 10%, VCSSHS nâng đà tăng lên gần 2%. Ở chiều giảm giá, có PVI, NVB..

Chỉ số Small Cap sàn HOSE vẫn chạy nhanh hơn VN-Index. Có rất nhiều Small Cap tăng trần, ví dụ như HAP (tăng tới 6 phiên), EMC, EVG, TCD, TLD

Bên cạnh ngân hàng, các nhóm lớn là BĐS dân dụng, dầu khí … đều tích cực. trong số các cổ phiếu “họ” PVN, 2 mã phân bón DCMDPM hóa ra lại tăng giá tốt nhất, trên cả GAS. Ở nhóm BĐS dân dụng, dù VHM và số ít mã tầm trung giảm giá đến lúc này như NLG, ITC, NTL…, nhưng phần còn lại đều tăng khá. Tuy nhiên nhóm “hot” gần đây là BĐS công nghiệp lại có phân hóa, trong đó các mã giảm giá là BCM, SIP, NTC, VRG

11h: Large Cap chùng xuống, Small Cap vẫn chạy

VN-Index tăng sớm đầu phiên, ngay sau ATO đã vượt 852 điểm nhưng hiện lùi 1 chút về 850 điểm, tức tăng hơn 3 điểm. Thông tin vắc xin vẫn tràn ngập các mặt báo và diễn đàn tài chính, nhưng chỉ số future Mỹ đổi màu liên tục sáng nay có lẽ khiến nhà đầu tư trở nên do dự hơn. VN30 vẫn dẫn dắt chỉ số, nhưng dòng tiền đầu cơ đang tiếp tục chảy vào nhóm Small Cap.

Nhóm VN30 đã có 6 mã giảm giám gồm EIB giảm từ đầu phiên và 1 số tên tuổi như VHM hay NVL. 2 đại gia khác là MSNVCB lùi về tham chiếu. REE trở thành mã tăng tích cực nhất trong nhóm này, theo sau là GAS, MWG.

HNX-Index đang lùi về tham chiếu, và có thể đổi màu bất cứ lúc nào. Nhóm Large Cap sàn này đang có 2 mã tăng trần là VCGAPI, nhưng chỉ số chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ ACB (về tham chiếu), SHB, VCS, MBS, PVI… (đỏ).

2 trong 4 đại gia gốc nhà nước VCB, MBB đã lùi về tham chiếu, nhóm ngân hàng giờ trở nên cân bằng, điều hòa 3 màu xanh – vàng và đỏ. CTG nhường vị trí tăng tốt nhất cho VIB, nhưng vẫn tăng hơn 1.3%. Thông tin về sóng nợ xấu mới vẫn đang trên trang nhất nhiều trang báo mạng về tài chính, có lẽ vẫn là nỗi canh cánh của nhà đầu tư.

GAS vẫn giữ đà tăng khá, nhưng nhiều cổ phiếu khác họ PVN đã lùi về tham chiếu như PVD, PVS, PVCPVT đầu phiên còn tăng nhẹ, giờ giảm gần 0,5%.

Cả 3 đại gia hàng không đều tăng giá, trong đó ACV tăng hơn 2% hỗ trợ mạnh cho UPCoM-Index, còn HVNVJC tăng lần lượt gần 2% và 0.5%. Thông tin liên quan đến dịch Covid-19 ở Đà Nẵng dù có dấu hiệu khả quan hơn, nhưng có lẽ vẫn ảnh hưởng đến HVNVJC (ACV hình như không “quản” sân bay Đà Nẵng), cũng như câu chuyện bơm vốn cho HVN vẫn chưa có quyết định sau cùng. Dù vậy sự tăng giá của các đại gia này cũng gây nhiều chú ý.

VCG tiếp tục gây bất ngờ, sáng nay tím rịm sau khi bất ngờ giảm tới 8% chiều qua. VCG vừa công bố thông tin sẽ bơm 2,000 tỷ cho 2 công ty con, nhưng có lẽ khó xác định mức độ tác động của thông tin này lên giá cổ phiếu sáng nay.

Mở cửa: Đồng loạt tăng sớm

Cảm giác được cứu khỏi Covid-19 do đã có vắc xin đang là chủ đề chính trên các sàn chứng khoán thế giới và cả Việt Nam. Đêm qua chỉ số chứng khoán Mỹ lại tăng, sáng nay đồng loạt chỉ số chứng khoán châu Á cũng tăng, tạo tâm lý hưng phấn cho sàn chứng Việt Nam. VN-Index mở cửa tăng gần 5 điểm. 25 trên 30 mã trong nhóm VN30 tăng giá, VN30-Index tăng với tốc độ tương đương, tuy nhiên chỉ số nhóm Small Cap sàn HOSE có vẻ còn chạy nhanh hơn.

Nhóm ngân hàng đồng loạt tăng, bất chấp nỗi lo nợ xấu quay trở lại như một số cảnh báo. Thực tế nợ xấu ngân hàng cũng liên quan nhiều đến Covid-19, nên nếu vắc xin giúp giải quyết được virus này thì nỗi lo đó cũng được giải quyết theo. Tăng giá tốt nhất nhóm đang là CTG, có lẽ còn vì thông tin ngân hàng này sẽ được tăng vốn từ nhà nước. 3 ngân hàng gốc nhà nước khác cũng tăng giá nhẹ. ACB tiếp tục tăng 100 đồng sau khi ra tin chốt quyền.

2 chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM đều đã tăng ngay từ 9h, trước ATO 15 phút. Đến lúc này, HNX-Index tăng khoảng 0.4%, UPCoM-Index tăng chừng 0.3%, thấp hơn một chút so với VN-IndexVN30-Index, có lẽ có chỉ số sàn HOSE có lực đẩy mạnh từ Large Cap. Trên HNX, dễ thấy cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ chạy nhanh hơn cổ phiếu vốn hóa lớn. Còn trên UPCoM, ACV BSR, OIL là các mã lớn đẩy chỉ số.

Nhóm dầu khí, với đầu tàu GAS tiếp tục có phiên ATO khá tích cực sáng nay, và cả những phút sau đó. Giá dầu Brent đêm qua tăng nhẹ lên trên 45 USD/thùng, không hẳn là yếu tố đủ kích thích cổ phiếu nhóm này, do đó có thể tạm nhận định rằng nhóm này tăng vì tâm lý chung.

Nhóm bất động sản dân dụng đang phân hóa nhẹ, nhưng nhìn chung vẫn tích cực. ở nhóm đầu tàu, VICVRE tăng giá, nhưng VHMNVL giảm nhẹ. Trong số các mã tầm trung có tên tuổi, “đáng tiếc” là DIG, NLG giảm giá trong khi DXG, HDG, KDH… tăng giá loanh quanh 1%.

Thông tin chốt trả cổ tức 30% tiền mặt chưa khiến người mua hào hứng với CTD? Với thị giá 78 ngàn đồng/cp hiện nay, tỷ lệ 30% đó chỉ tương đương khoảng 3.8% thị giá, quả thật còn thấp so với nhiều cổ phiếu khác đang sắp đến sát ngày chốt quyền nhận cổ tức hay cổ phiếu thưởng. Trong khoảng 5 phiên gần đây CTD có thể coi là đi ngang.

Hoàng Nam

FILI