Ngày 27/08/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Ngày 27/08/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BID, DIG, FCN, FPT, GTN, HDB, HDC, MSN, NVLVPB.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hai cây nến đỏ liên tục xuất hiện cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng trở lại trong ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch tiếp tục nằm trên mức trung bình 20 phiên gần nhất. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì giá có thể vượt qua được vùng đỉnh cũ tháng 07/2020.

Nếu có hiện tượng sụt giảm bất ngờ (thrust down) diễn ra thì trendline hỗ trợ dài hạn (tương đương vùng 32,000-34,000) sẽ đóng vai trò hỗ trợ.

DIG - Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích Định lượng

💡 Khai giảng: 08/9/2020

💡 Ưu đãi: 50% ++        

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

DIG liên tục tạo điểm giao cắt vàng (golden cross) khi đường SMA 50 ngày cắt lên trên trên đường SMA 100 ngày và SMA 200 ngày, qua đó chứng tỏ xu hướng trung và dài hạn của DIG đã chuyển từ giảm sang tăng.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng quá mua (overbought) ngay cả khi giá tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/08/2020.

Nhà đầu tư có thể canh chốt lời khi giá đến gần đường trendline dài hạn và Stochastic Oscillator rơi xuống dưới mức 80 trong các phiên tới.

FCN - CTCP FECON

Mẫu hình nến High Wave Candle xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 26/08/2020 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co mạnh.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trồi sụt thất thường trong những phiên gần đây nên khó có thể kỳ vọng một sự bứt phá mạnh kéo dài.

Vùng 11,000-12,000 được đánh giá là kháng cự rất mạnh. Trong tháng 06/2020 và tháng 07/2020 giá đều quay đầu giảm sau khi test vùng này. Vì vậy, những nhà đầu tư đang nắm giữ FCN có thể canh chốt lời khi giá test lại vùng 11,000-12,000.

FPT - CTCP FPT

Giá cổ phiếu FPT đã phá vỡ hoàn toàn trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 06/2020). Đây là tín hiệu khá tích cực trong ngắn hạn.

Đường SMA 50 ngày đã cắt lên đường SMA 200 ngày tạo điểm giao cắt vàng (golden cross) vào cuối tháng 06/2020. Bên cạnh đó, đường SMA 100 ngày đang tiến đến gần đường SMA 200 ngày. Nếu tín hiệu giao cắt xuất hiện thì xu hướng tăng trung và dài hạn sẽ trở lại.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang ở trong vùng quá mua (overbought) và có thể đảo chiều cho tín hiệu bán bất cứ lúc nào. Nhà đầu tư cần cẩn trọng giao dịch trong giai đoạn này.

GTN - CTCP GTNFoods

Trong phiên giao dịch ngày 26/08/2020, giá cổ phiếu xuất hiện cây nến xanh có thân lớn và vượt qua được trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 07/2020).

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng cao trong những phiên gần đây (trên mức trung bình 20 phiên), qua đó chứng tỏ dòng tiền đã trở lại với cổ phiếu này. Khối lượng trong phiên ngày 26/08/2020 là cao nhất trong gần 18 tháng qua.

Đường SMA 100 ngày đã cắt lên đường SMA 200 ngày, điều này cho thấy xu hướng dài hạn của cổ phiếu đang là xu hướng tăng.

GTN đang tiến gần lại vùng 25,000-25,500 (đỉnh cũ tháng 07/2020), nếu giá cổ phiếu có thể vượt ngưỡng này trong thời gian tới thì nhịp tăng mới sẽ được xác nhận. Ngược lại, trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 7/2020) sẽ là hỗ trợ gần nhất đối với cổ phiếu.

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM

Mẫu hình nến Gravestone Doji xuất hiện trong giai đoạn đầu tuần cho thấy đà tăng đang chững lại. Vùng 28,000-30,000 được giới phân tích đánh giá là rất vững chắc và khó phá vỡ.

Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua trở lại và vượt lên trên ngưỡng 0. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch giảm trở lại và nằm dưới trung bình 20 phiên nên nguy cơ sụt giảm trở lại vẫn còn.

Nếu vượt vùng kháng cự 28,000-30,000 thì giá HDB sẽ có mục tiêu giá (target price) là vùng 35,000-36,000.

HDC - CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu

Những cây nến có bóng mờ dài (long shadow) như Doji, High Wave Candle xuất hiện liên tiếp trong các trong phiên giao dịch gần đây cho thấy tâm lí nhà đầu tư đang giằng co mạnh.

Theo nguyên lý đối xứng (symmetry) thì mục tiêu giá (target price) mới của HDC sẽ là vùng 21,000-22,000.

Chỉ báo MACD vẫn đang đi lên sau khi vượt ngưỡng 0. Nếu chỉ báo tiếp tục duy trì xu hướng này thì khả năng giá cổ phiếu hướng đến vùng 21,000-22,000 là khá cao.

Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua HDC với mục tiêu chốt lời là vùng 21,000-22,000.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan

Giá đang giằng co mạnh khi test dải MAR (Moving Average Ribbon) trong các phiên gần đây.

Khối lượng giao dịch biến động khá thất thường nên khó có thể kỳ vọng sẽ có bứt phá xuất hiện vào cuối tuần.

Giá MSN cần phải vượt lên trên dải MAR (Moving Average Ribbon) để đảo ngược xu hướng. Tuy nhiên, việc khối ngoại bán ròng mạnh liên tục sẽ khiến cho quá trình này trở nên khó khăn.

NVL - CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

Khối lượng giao dịch bắt đầu tăng trở lại và có thể vượt mức trung bình 20 phiên trong thời gian tới. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống và duy trì trạng thái bán. Nếu MACD phá vỡ ngưỡng 0 trong các phiên tới thì rủi ro sẽ tăng cao.

Đỉnh cũ tháng 09/2019 (tương đương vùng 63,000-65,000) vẫn rất vững chắc và sẽ tiếp tục là ngưỡng kháng cự chính của NVL trong thời gian tới.

VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trong phiên giao dịch ngày 26/08/2020, giá cổ phiếu VPB đã hình thành mẫu hình nến Inverted Hammer. Giá đã phá vỡ cùng lúc ba ngưỡng quan trọng là trendline trung hạn, SMA 100 ngày và SMA 200 ngày. Điều này cho thấy xu hướng dài hạn đã chuyển từ giảm sang tăng.

Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, vùng 21,500-22,500 cũng sẽ chuyển từ kháng cự thành vùng hỗ trợ mạnh của giá.

Khối lượng giao dịch tiếp tục nằm trên mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy dòng tiền đã quay trở lại cổ phiếu VPB.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI