Covid-19 kìm hãm sức tiêu thụ 6 ngàn tỷ USD của Trung Quốc

Covid-19 kìm hãm sức tiêu thụ 6 ngàn tỷ USD của Trung Quốc

Ba tháng sau khi Trung Quốc bắt đầu gượng mình trở lại từ đại dịch Covid-19, đoàn quân mua sắm – vốn là động lực thúc đẩy cả nền kinh tế toàn cầu – vẫn còn lo ngại về việc đi du lịch, chi tiêu thận trọng. Quan trọng nhất là họ đang hình thành những thói quen có thể thay đổi bộ mặt chi tiêu vĩnh viễn.

Để có cái nhìn tổng quát về sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc, Bloomberg News đã tổng hợp hàng loạt dữ liệu từ chi tiêu bất động sản cho đến ăn nhà hàng, đánh bạc cho đến du lịch bằng đương hàng không.

Đánh giá của Bloomberg tại thời điểm này: Đà hồi phục thực sự đang diễn ra, nhưng chậm chạp và dễ bị tác động bởi những bước lùi như sự dấy lên về số ca nhiễm Covid-19 ở Bắc Kinh.

Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa sản xuất của Trung Quốc nhiều khả năng giảm mạnh trong năm nay vì đại dịch Covid-19, hành vi của người tiêu dùng nội địa thậm chí còn quan trọng hơn đối với Trung Quốc và cả nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đóng góp 1/3 đà tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn 2010-2017, theo báo cáo từ Viện Toàn cầu McKinsey. Trong vòng 10 năm tới, tăng trưởng về lượng tiêu thụ Trung Quốc được dự báo bằng cả Mỹ và Tây Âu cộng lại.

Doanh số bán lẻ được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong tháng 6/2020, nhưng doanh số trong 6 tháng đầu năm vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

“Các chỉ báo sớm cho thấy doanh số bán lẻ có thể tiếp tục phục hồi trong tháng 6/2020”, Chang Shu và David Qu, hai chuyên gia kinh tế của Bloomberg, nhận định. “Ngay cả như thế, sự phục hồi của lượng tiêu thụ vẫn còn lâu mới trở về mức bình thường, khi xét tới sự thay đổi trong hành vi đối với các dịch vụ cần nhiều tương tác, cũng như sự căng thẳng trên thị trường lao động và sự suy giảm về thu nhập”.

Dữ liệu tháng 6/2020 và những ngày đầu tháng 7/2020 đưa ra những tín hiệu trái chiều. Trong khi doanh số bán nhà ở tăng vào đầu tháng 6/2020 so với cùng kỳ năm trước, thì doanh số bán xe hơi lại giảm.

Dữ liệu năm nay là một lời cảnh báo thẳng thừng rằng đại dịch Covid-19 còn lâu mới chấm dứt: Trong bối cảnh biên giới phần lớn vẫn đóng cửa đối với khách Trung Quốc, doanh thu đã giảm hơn 90% trong 3 tháng liên tiếp, song các casino vẫn mất 15 triệu USD chi phí mỗi ngày, theo ước tính của Morgan Stanley.

Tuy nhiên, các casino có thể sắp phục hồi, khi mà tỉnh Trung Quốc gần với Macau, Quảng Đông, đồng ý gỡ bỏ yêu cầu cách ly đối với những hành khách trở về từ khu vực này từ ngày 15/07, mở đường cho ngành công nghiệp hồi sinh.

Du lịch ít hơn

Là một chỉ báo về hoạt động kinh tế, dữ liệu về du lịch cho thấy sự phục hồi chưa hoàn toàn. Lưu lượng hành khách của đường cao tốc và đường sắt vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó cho thấy không nhiều hành khách sử dụng các tuyến đường dài dù đi du lịch hay công tác.

Du lịch trong các ngày lễ tháng 6 cũng giảm 50% so với năm 2019. Lượng hành khách đi tàu điện ngầm ở Bắc Kinh và Thượng Hải vẫn dưới mức bình thường.

Một điều may mắn với ngành bán lẻ là các lệnh cấm du lịch trên toàn cầu và mạng lưới nhập khẩu bị gián đoạn đã buộc những người mua sắm giàu có ở quê nhà.

Theo ước tính, những khách hàng này đã đóng góp vào 1/3 ngành công nghiệp hàng xa xỉ toàn cầu. Trong năm nay, việc người Trung Quốc không thể du lịch nước ngoài có thể kích thị trường đồ xa xỉ tại Trung Quốc đại lục tăng 10%, trong khi ngành công nghiệp toàn cầu lao dốc 45%, theo ước tính của Boston Consulting Group.

Đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc là ví dụ điển hình cho các quốc gia khác về đà phục hồi nhu cầu kinh tế ngay khi đại dịch được kiểm soát và người dân tự tin đi mua sắm. Thế nhưng, chúng cũng cho thấy đà hồi phục sẽ bị giới hạn.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI