Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 6?

Cổ phiếu ngân hàng chuyển động ra sao trong tháng 6?

Mặc dù thanh khoản cổ phiếu ngân hàng vẫn tiếp tục được cải thiện nhưng giá cổ phiếu của các nhà băng có sự phân hóa mạnh. Trong đó, các cổ phiếu như BID, CTG, VCB, MBB, ACB, TCB, VPB cuối tháng 6 không mấy khả quan gây áp lực lên nhóm ngành ngân hàng.

Kết thúc phiên 30/06, chỉ số VN-Index giảm 39.36 điểm, tương đương giảm 5% so với cuối tháng trước 29/05, đóng cửa ở mức 825.11 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên theo đó cũng giảm 12.03 điểm, tương đương giảm 5% so với cuối phiên 29/05, lùi về mức 225.55 điểm.

Vốn hóa ngân hàng giảm gần 39,400 tỷ đồng

Giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng đã giảm 39,368 tỷ đồng, xuống mức 882,262 tỷ đồng (tính đến phiên 30/06), tương đương giảm 4% so với mức 921,630 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 29/05.

Nguồn: VietstockFinance

Dễ thấy, vốn hóa ngành ngân hàng bị kéo xuống chủ yếu bởi 3 ‘ông lớn’ VCB (-6%), BID(-5%) và CTG (-4%) đều có vốn hóa giảm so với cuối tháng trước 29/05.

Bên cạnh đó, vốn hóa của những ngân hàng cổ phần tư nhân như VPB (-12%), MBB (-2%), TCB (-6%) cũng sụt giảm so với phiên 29/05.

Trái lại, LPB (+4%), HDB (+4%), STB (+9%), VIB (+7%)… là một trong số ít nhà băng lội ngược dòng khi có vốn hóa tăng so với tháng trước.

Đáng chú ý, cổ phiếu LPB cũng có thị giá tăng mạnh nhất vào cuối tháng 6, với mức tăng 11% so với tháng trước, lên mức 8,200 đồng/cp. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua, Tổng Giám đốc Phạm Doãn Sơn ước tính lợi nhuận ngân hàng tính đến 30/06/2020 đạt xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, thực hiện được 59% kế hoạch 2020 đã được thông qua.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản VBB giảm mạnh nhất liên tiếp 2 tháng

Nhìn vào thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua, đã có gần 75 triệu cp/ngày được chuyển giao, tăng 15% so với tháng 5, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 1,324 tỷ đồng/ngày, tăng 10% so với tháng trước.

Nguồn: VietstockFinance

Sacombank (STB) vẫn giữ vị trí đứng đầu về thanh khoản khi có hơn 17 triệu cp/ngày được giao dịch trong tháng 6, tăng 40% so với tháng trước. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp, STB dẫn đầu về thanh khoản trong nhóm ngân hàng.

Xét về giá trị tương đối, BID (-28%), CTG (-27%), HDB (-10%), MBB (-7%), SHB (-9%), TPB (-20%),  VBB (-89%), VCB (-30%) và VPB (-28%) là 9 mã có khối lượng giao dịch bình quân giảm. Trong đó, Vietbank (VBB) có thanh khoản giảm mạnh nhất, chỉ còn 893 cp/ngày được giao dịch trong tháng 06, giảm 89% so với tháng trước.

Ngược lại, KienlongbanK (KLB) là nhà băng có thanh khoản tăng phi mã, gấp 142 lần tháng 5, với 141,284 cp/ngày được giao dịch. Đứng vị trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng thanh khoản còn có LPB với 8.2 triệu cp/ngày được giao dịch, gấp 2.7 lần tháng 5.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại mua ròng 63 tỷ đồng

Trong tháng 6, khối ngoại đã mua ròng 2.8 triệu cp ngành ngân hàng, với giá trị mua ròng 63 tỷ đồng, giảm 69% về khối lượng và giảm 93% về giá trị.

Nguồn: VietstockFinance

Xét về khối lượng mua ròng, LienVietPostBank (LPB) là nhà băng có khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 7.5 triệu cp, giá trị hơn 65 tỷ đồng, gấp 2 lần về khối lượng và 2.3 lần về giá trị.

Còn VietinBank (CTG) là nhà băng có giá trị khối ngoại mua ròng lớn nhất với 157 tỷ đồng, khối lượng mua ròng gần 7.2 triệu cp.

Ngược lại, ACB, BID, EIB, HDB, MBB, SHB, STB, TCB, VPB là 9 nhà băng có khối ngoại bán ròng. Trong đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất 6.2 triệu cp SHB với giá trị 95 tỷ đồng.

Ái Minh

FILI