Lý thuyết 'bàn tay vô hình' là gì ?

Lý thuyết 'bàn tay vô hình' là gì ?

Một số lý thuyết của các nhà kinh tế học sẽ giúp ta giải đáp phần nào vai trò và sự cần thiết của Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường, nhất là khi thị trường gặp khủng hoảng.

Lý thuyết “bàn tay vô hình” là gì ?

  • Người bán và người mua, phân bố nguồn lực kinh tế đạt được hiệu quả xã hội lớn nhất mà không cần sự can thiệp của Chính phủ.
  • Mô tả khả năng của cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh cung cầu trên thị trường.
  • Các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình
  • Cả 3 đều đúng.

Thuyết "Bàn tay vô hình" được Adam Smith – nhà kinh tế học người Scotland đưa ra trong những năm của thế kỉ XVIII mà giá trị của nó đến nay vẫn còn được công nhận. Theo Adam Smith thì "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: "Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng."

Lý thuyết “bàn tay hữu hình” là gì?

  • Sự can thiệp và điều tiết thị trường của Nhà nước
  • Nhà nước điều hành thông qua chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương, chính sách thu nhập.
  • Nhà nước kích cầu đầu tư bằng cách tăng cung tiền tệ
  • Cả 3 đều đúng

Lý thuyết “Bàn tay hữu hình” của của nhà kinh tế học Keynes. Lý thuyết cho rằng nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn. Do vậy, để thúc đẩy sự tăng trưởng đều đặn, nhà nước phải trực tiếp can thiệp và điều tiết.

Mối quan hệ của lý thuyết “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”?

  • Chỉ cần áp dụng “bàn tay hữu hình”
  • Chỉ cần áp dụng “bàn tay vô hình”
  • Không cần áp dụng lý thuyết nào cả
  • Áp dụng linh hoạt cả 2 lý thuyết

Kinh tế thị trường có mục tiêu chính là lợi nhuận, tất yếu có “bàn tay vô hình” điều tiết thị trường thông qua các quy luật khách quan, như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, thông qua cạnh tranh tự do và có tính chất tự điều chỉnh.
Sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, được thực hiện chủ yếu là tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể trên thị trường hoạt động, thông qua pháp luật, thể chế, trên cơ sở vận dụng quy luật của kinh tế thị trường, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong cạnh tranh; khi thật cần thiết và trong một số lĩnh vực, nhất là tình thế, thì dùng “bàn tay hữu hình” can thiệp bằng các biện pháp hành chính.

Trạng Chứng

FILI