Góc nhìn Bất động sản: Vẻ đẹp tiềm ẩn của khu Tây

Kỳ cuối

Góc nhìn Bất động sản: Vẻ đẹp tiềm ẩn của khu Tây

Khu Tây có lợi thế là quỹ đất trống còn nhiều, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, khu vực này cũng có những hạn chế riêng.

Phân tích định lượng - Đầu tư khách quan hơn, hiệu quả hơn

Chứng khoán Cơ bản - Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công

Phân tích và Định giá Cổ phiếu - Nhìn thấu những giá trị tiềm ẩn

Dư địa tăng trưởng còn lớn

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến tháng 04/2019 dân số của TP HCM đạt gần 9 triệu người, tăng 1.8 triệu người so với năm 2009. Tốc độ tăng dân số bình quân của TP HCM trong giai đoạn 10 năm từ năm 2009 - 2019 đạt 2.15%/năm. Như vậy, cứ mỗi năm thành phố sẽ tăng thêm gần 200,000 người.

Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều áp lực lên hạ tầng của thành phố, đặc biệt là khu vực trung tâm. Lượng người nhập cư đổ về thành phố ngày một nhiều khiến quỹ đất nơi đây dần trở nên cạn kiệt và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải hạ tầng tại khu trung tâm.

Chính vì vậy mà xu hướng giãn dân về các khu vực ngoại thành như khu Tây, nơi quỹ đất còn nhiều, mật độ dân cư thấp là điều tất yếu. Ngoài việc sở hữu quỹ đất lớn, thì mặt bằng giá mua và thuê bất động sản thấp tại khu Tây (đặc biệt là khu vực Huyện Củ Chi và Hóc Môn) cũng là điểm hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của cả giới đầu tư cũng như những người có nhu cầu ở thật, đặc biệt là người dân lao động nhập cư.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hạ tầng đang được chú trọng đầu tư

Hiện nay, có không ít nhà đầu tư đang dần chuyển hướng sang khu Tây Sài Gòn để đón đầu thị trường khi áp mà lực dân số tại đây chưa cao, trong khi hạ tầng giao thông cũng như các tiện ích tại đây đang ngày càng được chú trọng và đầu tư bài bản.

Đóng vai trò là cửa ngõ lưu thông, giao thương giữa thành phố với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chính vì vậy mà các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng được hình thành sẽ đi qua địa bàn các quận huyện khu vực này.

Điển hình như tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tuyến metro số 4 đại lộ Nguyễn Văn Linh - Cầu Bến Cát, Thạch Xuân,… Ngoài ra, dự án đường vành đai 3 sau khi hoàn thành sẽ giúp cho việc lưu thông giữa khu Tây với các khu vực vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai, Long An trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn: Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM

Mặc dù có không ít các dự án hạ tầng được xem là có tính bước ngoặc cho khu Tây, nhưng tuy nhiên không phải một sớm một chiều mà các dự án này có thể hoàn thiện được ngay, mà phải cần một khoảng thời gian dài, ít nhất từ 5 - 10 năm.

Chính vì vậy mà việc đầu tư vào bất động sản khu Tây sẽ thích hợp đối với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư lướt sóng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro thua lỗ.

Còn đối với những người có nhu cầu ở thật với mức thu nhập thấp hoặc trung bình thì việc chọn khu Tây làm nơi an cư sẽ là khá phù hợp. Tuy nhiên, việc chọn mua nhà, căn hộ sao cho phù hợp và tránh bị mua “hớ” thì cần phải xem xét đến các yếu tố cơ bản hiện hữu như điện đường trường chạm và tránh việc kỳ vọng quá cao vào các dự án hạ tầng khi mới chỉ “nằm trên giấy”.

Kỳ 1: Quy hoạch quá khứ đã lỗi thời

Kỳ 2: Trung tâm đã quá chật chội

Kỳ 3: Trung tâm đã quá chật chội (tiếp theo)

Kỳ 4: Khu Nam tiếp tục khẳng định đẳng cấp

Kỳ 5: Những nỗi đau khó nói của cư dân Khu Nam

Kỳ 6: Khu Đông là ngôi sao đang lên

Thế Phong

FILI