Bức tranh kinh doanh quý 1: Nhiều doanh nghiệp lần đầu báo lỗ

Bức tranh kinh doanh quý 1: Nhiều doanh nghiệp lần đầu báo lỗ

Khép lại quý đầu năm, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã được tô vẽ rõ nét với gam màu đỏ hầu như bao trùm lên tất cả các ngành. Nguyên nhân chính đa phần đều do ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid-19.

* Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán

* Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh trong quý 1, nhiều rủi ro vẫn còn phía trước?

* Những nét vẽ đầu tiên trong bức tranh lợi nhuận quý 1

Covid ra đòn, doanh nghiệp "te tua". Đồ họa: Tuấn Trần

Theo thống kê của Vietstock, tính đến hết ngày 05/05/2020, có 933 doanh nghiệp trên sàn (chưa bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm) đã công bố Báo cáo tài chính quý 1/2020. Trong đó, có 59% doanh nghiệp báo lãi đi lùi so với cùng kỳ.

Lần đầu báo lỗ từ khi niêm yết

Dữ liệu thống kê của Vietstock cho thấy, có 213 doanh nghiệp thua lỗ trong quý đầu năm 2020. Không những thế, kết quả kinh doanh quý 1/2020 của nhiều doanh nghiệp còn “đạt được” kỷ lục đáng nhớ.

Top các doanh nghiệp báo lỗ lần đầu kể từ khi niêm yết. Đvt: Tỷ đồng

Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra tổn thất nặng nề khiến nhiều doanh nghiệp có quý kinh doanh thua lỗ lần đầu tiên kể từ khi niêm yết. Có thể nói ngành hàng không là một trong những ngành phải hứng chịu những áp lực nặng nề nhất. Doanh nghiệp đại diện cho “đòn giáng” này là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) khi báo lỗ ròng hơn 2,589 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1,197 tỷ đồng. Được biết, HVN chưa từng lỗ nặng như thế kể từ năm 2008. Kết quả này cũng khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HVN trong quý đầu năm 2020 âm đến hơn 3,800 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn, Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) báo lỗ ròng tới gần 1,172 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng hơn 8 năm, công ty của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết phải báo lỗ kinh doanh quý (kể từ sau quý 2/2011). Về tình hình tài sản, đáng chú ý khi lượng tiền mặt của FLC chỉ còn ghi nhận hơn 48.5 tỷ đồng (tại 31/03/2020), giảm mạnh so với con số gần 633 tỷ đồng hồi đầu năm.

Kết quả kinh doanh của FLC qua các quý gần đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) vừa công bố kết quả quý 1 với doanh thu thuần giảm 51%, xuống còn 774 tỷ đồng và lỗ ròng gần 72 tỷ đồng do chịu ảnh hưởng lớn từ tác động kép của quy định về sử dụng rượu bia và đại dịch Covid-19.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích định lượng

  • Khai giảng: 19/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Cũng chịu tác động mạnh từ dịch bệnh Covid-19, Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG) báo lỗ gần 20 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 33 tỷ đồng. Theo giải trình của TLG, do dịch diễn biến phức tạp, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng. Tại thị trường trong nước và quốc tế, do các trường học đóng cửa trong thời gian dài và giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều nơi, nên việc tiêu thụ sản phẩm đã chậm lại đáng kể.

Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp lần đầu báo lỗ như Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG), Everpia (HOSE: EVE), Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS)

Dù không phải là lần đầu thua lỗ từ khi niêm yết như những đơn vị kể trên thì nhiều doanh nghiệp cũng kịp để lại “dấu ấn” trong quý đầu năm 2020 khi ghi nhận kết quả tệ nhất từ trước đến nay.

Chẳng hạn như MHC (HOSE: MHC) lỗ ròng gần 127 tỷ đồng, mức lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2005.

Hay như Netland (HOSE: NRC), Masco (HNX: MAS), Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG)… cũng có quý thua lỗ lớn nhất từ khi lên sàn. Trong đó, DLG thua lỗ hơn 47 tỷ đồng vì các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước đều đình trệ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Còn như Thép Việt Ý (HOSE: VIS), thua lỗ hơn 80 tỷ trong quý 1/2020 cũng đồng nghĩa đơn vị này lỗ quý thứ 8 liên tiếp.

Top 20 doanh nghiệp báo lỗ nặng quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Bên cạnh những doanh nghiệp phải hứng chịu khoản lỗ khủng thì cũng có nhiều doanh nghiệp từ lãi chuyển lỗ trong gang tấc như Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHC), Cơ khí - Lắp máy Sông Đà (HNX: MEC), Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (HNX: KVC) …

Đáng chú ý là Thủy điện Miền Trung (HOSE: CHP) khi báo lỗ hơn 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 60 tỷ đồng. Nguyên nhân là do điều kiện thủy văn tại khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ thấp nên tổng sản lượng điện của Nhà máy thủy điện A Lưới chỉ đạt 42 triệu kWh so với cùng kỳ.

Top 20 doanh nghiệp từ lãi chuyển sang lỗ. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Gần 60% doanh nghiệp giảm lợi nhuận

Có đến 552 doanh nghiệp có lợi nhuận suy giảm trong quý đầu năm 2020, trong đó nhiều doanh nghiệp có kết quả cũng thấp nhất từ khi niêm yết.

Đầu tư LDG (HOSE: LDG) là một trong những trường hợp điển hình khi ghi nhận lãi ròng chỉ hơn 1.3 tỷ đồng, thấp nhất trong 13 quý trở lại đây. Theo LDG, biến động này chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với cùng kỳ từ ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19.

Cùng cảnh ngộ, Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) báo lãi quý 1 chưa tới nửa tỷ đồng (410 triệu đồng), sụt giảm tới 98.4% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ khi niêm yết (tháng 9/2016).

Tập đoàn C.E.O (HNXCEO)Dịch vụ Hàng không Taseco (HOSE: AST) cũng ghi nhận lãi ròng lần lượt giảm 90% và 71%, xuống còn gần 8 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.

Ngoài ra còn một số cái tên lãi giảm mạnh như Tập đoàn Tiến Bộ (HOSE: TTB), Xây dựng Số 1 (HNXVC1), Đầu tư Xây dựng Lương Tài (HNXLUT) …

Top 20 doanh nghiệp giảm lãi mạnh. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Những điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh

Dù trải qua một quý kinh doanh đầy thách thức trước tác động đa chiều từ dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn lách qua khe cửa hẹp để phần nào làm hài lòng cổ đông.

Top 20 doanh nghiệp tăng lãi mạnh. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Dẫn đầu trong top doanh nghiệp báo lãi tăng phi mã là Phụ Gia Nhựa (HNXPGN) với lãi gấp 43 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 2 tỷ đồng nhờ vào lượng dự trữ nguyên liệu lớn. Khi giá nguyên liệu tăng, Công ty tăng được giá bán với chi phí sản xuất không tăng tương ứng.

Một số doanh nghiệp còn tận dụng được thời điểm này để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và gặt hái được thành quả tích cực, chẳng hạn như DNM hay LIX.  

Khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Tổng CTCP Y tế DANAMECO (HNXDNM) đã đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm như khẩu trang, trang phục chống dịch. Kết thúc quý 1/2020, Công ty mẹ DNM ghi nhận doanh thu thuần hơn 127 tỷ đồng và lãi ròng 8.2 tỷ đồng, lần lượt gấp hơn 3.2 lần và 7.5 lần cùng kỳ.

Hay nhờ vào giá cả nguyên vật liệu đầu vào giảm nhẹ đã giúp cho lãi ròng Bột Giặt Lix (HOSE: LIX) tăng 67% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 64 tỷ đồng.

Top các doanh nghiệp có lãi trên trăm tỷ đồng. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Quý 1, có 5 doanh nghiệp ghi nhận lãi trên ngàn tỷ là Vinhomes (HOSE: VHM), Vinamilk (HOSE: VNM), Tổng Công ty Khí Việt Nam (HOSE: GAS)Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG)Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG).

Nhờ ghi nhận nguồn doanh thu tài chính đột biến xấp xỉ 7,510 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng các khoản đầu tư, VHM báo lãi ròng trên 6,840 tỷ đồng, gấp gần 2.7 lần so với cùng kỳ năm trước. Phía VHM không cho biết gì thêm ngoài thông tin rằng đây là khoản lãi từ việc chuyển nhượng đầu tư vào công ty con đang sở hữu một phần dự án bất động sản.

VNM cũng ghi nhận lãi ròng quý 1/2020 gần 2,765 tỷ đồng, giảm 1% so cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu thuần ghi nhận tăng 7%, đạt hơn 14,150 tỷ đồng.

Ngược lại, GAS công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020 không mấy khả quan do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 và giá dầu liên tục đi xuống gây nên hoạt động sản xuất bị đình trệ, nhu cầu nhiên liệu sụt giảm trong đó có khí/LPG. Khép lại quý 1, GAS ghi nhận doanh thu gần 17,094 tỷ đồng và lãi ròng 2,333 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 23% so với cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp cũng nằm trong top lãi trên trăm tỷ như FPT, VRE, PNJ, DBC

Tiên Tiên

FILI