Dow Jones sụt hơn 600 điểm khi giá dầu tiếp tục lao dốc

Dow Jones sụt hơn 600 điểm khi giá dầu tiếp tục lao dốc

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (21/04), đẩy các chỉ số chính trượt xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, khi sự sụp đổ lịch sử của giá dầu đã làm mòn đi tâm lý lạc quan trên Phố Wall.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 630 điểm (tương đương 2.7%) xuống 23,018 điểm, qua đó góp phần nâng tổng mức giảm trong tuần lên hơn 1,000 điểm. Chỉ số này sụt giảm bởi cổ phiếu Merck & Co, sụt 5.5%, và cổ phiếu Boeing, giảm hơn 5%.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm mạnh, mất hơn 3.1% còn 2,736.56 điểm. Cả Dow Jones và S&P 500 đều đóng cửa tại mức thấp nhất kể từ ngày 07/04, dữ liệu từ FactSet cho thấy. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 3.5% xuống 8,263.23 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 13/04/ và là phiên tồi tệ nhất kể từ ngày 01/04/2020.

Đợt bán tháo của thị trường trong tuần này diễn ra bên cạnh đà giảm sâu trên thị trường dầu do sự suy giảm nhu cầu. Giá dầu đang lao dốc, và lan sang các hợp đồng tương lai nhiều hơn, khiến nhà đầu tư lo ngại về thiệt hại kinh tế nặng nề bởi các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

Hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 lao dốc 43.4% xuống 11.57 USD/thùng. Vào ngày thứ Hai (20/04), hợp đồng dầu WTI giao tháng 5 thủng đáy, rớt xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử.

Nhà đầu tư cũng tiếp nhận một loạt báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy sự suy thoái kinh tế vì dịch COVID-19 trong ngày thứ Ba. Cổ phiếu IBM mất 3% sau khi báo cáo doanh thu sụt giảm. Cổ phiếu Coca-Cola lùi 2.5% khi công ty nước giải khát cho biết khối lượng toàn cầu sụt 25% do dịch COVID-19.

Cổ phiếu Netflix và Chipotle đều tăng trong phiên giao dịch mở rộng ngày thứ Ba sau báo cáo kết quả kinh doanh quý 1. Netflix báo cáo lượt xem trực tuyến trên toàn cầu tăng đến 15.8 triệu lượt, cao hơn nhiều so với dự báo 8.2 triệu lượt. Cổ phiếu Netflix, vốn đã vọt gần 35% trong năm nay, đang được hưởng lợi từ xu hướng “ở nhà” của người dân. Chipotle chứng kiến doanh số kỹ thuật bứt phá hơn 80% khi các đơn đặt hàng trực tuyến tăng lên trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh.

An Trần

FILI