Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/03: Test lại vùng 710-730 điểm

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/03: Test lại vùng 710-730 điểm

VN-Index tiếp tục xuất hiện mẫu hình Falling Window trong phiên sáng ngày 13/03/2020 cho thấy sự bi quan và hoảng loạn vẫn đang chi phối tâm lý nhà đầu tư. Hỗ trợ của chỉ số hiện ở vùng 710-730 điểm.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

VN-Index tiếp tục xuất hiện mẫu hình Falling Window trong phiên sáng ngày 13/03/2020 cho thấy sự bi quan và hoảng loạn vẫn đang chi phối tâm lý nhà đầu tư.

Hiện chỉ số đã rơi khỏi vùng tích lũy cũ 760-780 điểm (trùng với ngưỡng Fibonacci Projection 261.8%), đồng thời đang test lại vùng tích lũy cũ 710-730 điểm (trùng với ngưỡng Fibonacci Projection 341.4%, hội tụ với đường trendline dài hạn từ năm 2009), và xuất hiện cây nến dạng Hammer trong phiên sáng 13/03/2020. Nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc xuất hiện tại đây.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

HNX-Index xuất hiện cây nến Black Closing Marubozu trong phiên sáng ngày 13/03/2020 cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư.

Hiện chỉ số đang test lại cận dưới của vùng 98-101 điểm (đáy cũ tháng 07/2018), nên khả năng giá rung lắc trở lại tại đây tăng lên.

CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tổ hợp nến gần giống Morning Star trong phiên ngày 25/02/2020 ngay tại vùng hỗ trợ 24,100-24,800 (đỉnh cũ tháng 11/2017, 06, 12/2018 và đáy cũ tháng 01, 05, 06, 10/2018, 01/2020) cho thấy nhịp giảm dường như đã kết thúc. CTG đã trở lại với nhịp tăng sau đó, song mẫu hình nến Bearish Engulfing trong phiên 05/03/2020, và Falling Window trong phiên tiếp theo đã báo hiệu sự chấm dứt của nhịp tăng, đồng thời mở ra nhịp giảm mới.

CTG đã rớt khỏi vùng 24,100-24,800 (hội tụ với đường SMA 50 ngày) bằng cây nến thân đỏ dài trong phiên ngày 11/02/2020, qua đó hàm ý về sự tiếp diễn của nhịp giảm.

Hiện giá xuất hiện cây nến Inverted Hammer trong phiên sáng ngày 13/03/2020, sau khi đã chạm hỗ trợ từ vùng 19,800-20,500 (đáy cũ tháng 07/2018, 05, 06/2019), từ đó hàm ý về sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư. Nhiều khả năng sẽ có những nhịp rung lắc quanh ngưỡng này.

Chỉ báo Relative Strength Index rớt về vùng oversold cũng hàm ý cho điều này.

REE - CTCP Cơ Điện Lạnh

REE bắt đầu đi vào xu hướng giảm sau khi rơi khỏi trendline tăng từ tháng 08/2019, đồng thời xác nhận tín hiệu phân kỳ giá xuống trên RSI.

Giá sau đó đi theo kênh giảm trong hơn 5 tháng, với vùng hỗ trợ mạnh là đỉnh cũ bị phá vỡ tháng 10/2018 (tương ứng vùng 33,500-34,300) Tuy nhiên, sau khi test cận trên của kênh giảm từ một nhịp tăng, đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Tweezers Top trong phiên ngày 22/01/2020, một nhịp giảm mới đã được xác nhận khi giá giảm mạnh trong phiên tiếp theo. Nhịp giảm này đã xuyên thủng hỗ trợ trên, đồng thời cho tín hiệu pullback thành công trong phiên 24/02/2020, khi giá trở lại vùng này và rơi khỏi đây với mẫu hình Falling Window.

Phiên tạo Falling Window tiếp theo trong ngày 09/03/2020 (rơi khỏi vùng hỗ trợ 31,500-32,500 tạo bởi ngày 03/02/2020) đã xác nhận một nhịp giảm mới, và đưa REE về hỗ trợ mạnh tại vùng 26,500-27,500 (đáy cũ tháng 07/2018, 01/2019). Cây nến Bullish Belt Hold xuất hiện trong phiên sáng ngày 13/03/2020, đồng thời chỉ báo Relative Strength Index đã rơi về vùng oversold hàm ý về một nhịp hồi trong thời gian tới.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI