Các công ty Mỹ ngày càng thấy khó kiếm tiền ở Trung Quốc

Các công ty Mỹ ngày càng thấy khó kiếm tiền ở Trung Quốc

Khi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chậm lại, các công ty Mỹ đang cố gắng tìm thêm lý do vì sao họ nên ở lại và đầu tư nhiều hơn.

Nhiều thành viên của Phòng Thương mại Mỹ có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết họ đang kiếm được ít tiền hơn ở nước này và trong một số ngành, việc tiếp cận thị trường vẫn là vấn đề, bất chấp những nỗ lực gần đây của Chính phủ Trung Quốc, theo cuộc khảo sát được thực hiện cuối năm ngoái và công bố vào thứ Ba vừa qua.

Hơn phân nửa số người được hỏi từ ngành công nghệ, một lĩnh vực mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh cao, nói họ bị đối xử không công bằng”, báo cáo cho biết, đồng thời trích dẫn phản hồi từ hơn 370 đại diện của công ty.

Hơn một nửa thành viên của chúng tôi nói họ sẽ tăng đầu tư vào Trung Quốc nếu các thị trường được ‘mở’ như Mỹ”, báo cáo viết.

Cuộc khảo sát được thực hiện trước khi Mỹ và Trung Quốc giảm bớt căng thẳng thương mại suốt hơn 18 tháng, bằng cách ký hiệp định thương mại giai đoạn 1 hồi tháng Giêng, và trước khi dịch virus corona bùng phát khiến hơn 3,100 người ở Trung Quốc thiệt mạng. Chính thức được gọi là COVID-19, căn bệnh này hiện đã tấn công hơn 100 quốc gia, trong đó có Mỹ và một số quốc gia châu Âu. Những nỗi sợ về tác động của virus này đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến thị trường toàn cầu quay cuồng.

Virus tấn công thương mại, kinh doanh

Cả hai bên đều phản ánh họ vẫn đang nói về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và cách xử lý tác động của COVID-19 đối với nó”, Greg Gilligan, Chủ tịch AmCham Trung Quốc, nói trong một cuộc gọi với các phóng viên sáng thứ Ba.

Họ vẫn đang thảo luận tích cực về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, không gác lại vì COVID-19, nhưng có thể bị một số tác động”, ông nói.

Virus này được tin là ​​sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, ít nhất là trong quý đầu tiên. Tăng trưởng GDP của quốc gia này đã giảm xuống còn 6.1% trong năm ngoái và hiện được cho là chỉ tăng trưởng cao nhất từ ​​5-6% trong năm nay.

Một cuộc khảo sát nhanh dành cho 169 công ty thành viên từ ngày 17-20/02 cho thấy gần phân nửa tin rằng ​​doanh thu Trung Quốc của họ trong năm nay sẽ giảm, nếu việc kinh doanh không thể trở lại bình thường trước ngày 30/04. Phòng thương mại đang lên kế hoạch khảo sát tiếp theo trong vài tuần tới.

Tăng trưởng ở Trung Quốc không còn dễ dàng

Mặc dù nghiên cứu tâm lý doanh nghiệp hàng năm được thực hiện vào năm ngoái cho thấy về dài hạn, Trung Quốc vẫn là ưu tiên hàng đầu của hầu hết công ty Mỹ, nhưng cuộc khảo sát này đã vẽ ra bức tranh thách thức hơn về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới:

  • 1% thành viên báo cáo doanh thu giảm trong năm ngoái, tăng mạnh so với 7% trong năm 2017.
  • Chỉ 61% thành viên mô tả hiệu suất tài chính của họ là “có thể có lợi nhuận”, mức thấp nhất trong gần 20 năm khảo sát.
  • Gần 1/4 công ty không hy vọng thị trường của họ sẽ tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng lạc quan hơn nhờ Trung Quốc đang sở hữu tầng lớp trung lưu khổng lồ.
  • 37% thành viên, tỷ lệ lớn nhất kể từ năm 2013, cho biết đang hoãn lại những khoản đầu tư thêm trong năm 2020, thậm chí đang tìm cách giảm quy mô đầu tư.
  • Gần 1/5 số người được hỏi đã chuyển, hoặc xem xét khả năng chuyển khỏi Trung Quốc, mặc dù ít công ty hơn lên kế hoạch di dời khỏi Trung Quốc so với các năm trước.

Việc điều chỉnh các chuỗi cung cấp bằng cách tìm kiếm những bộ phận hoặc nơi lắp ráp bên ngoài Mỹ hoặc Trung Quốc là xu hướng đang diễn ra trong hai năm qua. Trên thực tế, trong năm nay, điều đó có phần ít đáng lo ngại hơn và tôi nghĩ một phần do các công ty đã trải qua quá trình thích ứng”, Alan Beebe, Chủ tịch của AmCham Trung Quốc, cho biết trong một cuộc gọi với các phóng viên sáng thứ Ba.

Tôi nghĩ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 cung cấp khởi đầu tốt và giúp mối quan hệ giữa Mỹ-Trung đang xấu đi trở thành một thứ gì đó ổn định hơn nhiều”, Mitch Beebe nói thêm.

Các công ty nước ngoài từ lâu đã than phiền về sự cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cho phép các công ty nước ngoài được tiếp cận nhiều hơn trong một số ngành như tài chính.

Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc cũng đã vội vã thông qua Luật đầu tư nước ngoài mới nhằm hạn chế sự chuyển giao công nghệ bắt buộc và cải thiện quyền sở hữu trí tuệ - 69% người tham gia khảo sát cho biết việc bảo vệ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đã tốt hơn trong 5 năm qua, tăng 10 điểm phần trăm so với năm 2018.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI