Phải chăng đây là lý do khiến Trung Quốc muốn thỏa thuận với Mỹ?

Phải chăng đây là lý do khiến Trung Quốc muốn thỏa thuận với Mỹ?

Sự sụt giảm đột ngột trong kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của Trung Quốc cho thấy một lý do nước này muốn đồng ý về thỏa thuận thương mại giai đoạn một: Thuế quan của Mỹ đang gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của Trung Quốc vào thời điểm nhu cầu toàn cầu vốn yếu ớt.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11 đã giảm 1.1% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã giảm 23%, cơ quan hải quan cho biết hôm Chủ nhật. Đó là kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng Hai và là mức giảm hàng tháng thứ 12 liên tiếp. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu được dự báo ​​sẽ tăng 0.8%, vì các nhà bán lẻ và công ty đã dự trữ trước mùa mua sắm Giáng sinh.

Sau khoảng 18 tháng đánh thuế lẫn nhau để “ăn miếng trả miếng”, cả hai nền kinh tế đều bị thiệt hại, khiến các công ty Trung Quốc và nông dân Mỹ bán được ít hàng hóa hơn cho phía bên kia. Khi hai bên nhất trí tiến đến “thỏa thuận giai đoạn một” hồi tháng 10, mọi người đều hy vọng điều đó sẽ dẫn đến một giải pháp nhanh cho - ít nhất - một số vấn đề cơ bản. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã kéo dài ra và ngay cả nếu một số mức thuế được loại bỏ, thì cả hai bên sẽ bị tồi tệ hơn về mặt kinh tế so với khi không có xung đột.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc không giảm nhiều so với năm 2018.
Nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm mạnh.

Nhu cầu toàn cầu yếu, đặc biệt là ở các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản, đã làm cho tăng trưởng xuất khẩu bị trì trệ” và Nhân dân tệ yếu hơn trong tháng 11 đã làm giảm giá trị đồng USD xuất khẩu, Wang Youxin, nhà nghiên cứu tại Viện tài chính quốc tế của Ngân hàng Trung Quốc, cho biết. “Trong tương lai, xuất khẩu phụ thuộc vào tiến triển của những cuộc đàm phán thương mại. Nếu cả hai đạt được thỏa thuận giai đoạn một, và thuế được rút lại, thì các công ty có thể tự tin hơn và kim ngạch xuất khẩu có thể tăng lên”.

Những dấu hiệu mới nhất từ ​​các cuộc đàm phán cho thấy những nhà đàm phán đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận mặc dù có một số lời lẽ không đồng tình về mặt ngoại giao trong vấn đề Tân Cương và Hồng Kông. Phía Mỹ hy vọng một thỏa thuận giai đoạn một sẽ được hoàn thành trước ngày 15/12 - thời điểm thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc dự kiến ​​có hiệu lực, theo những người quen thạo tin. Nếu những mức thuế đó có hiệu lực trên các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính, nó sẽ ảnh hưởng thêm đến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và làm cho giá cả tăng đối với người tiêu dùng Mỹ.

Nhập khẩu tăng

Sự phục hồi trong nhập khẩu cho thấy có sự ổn định ngắn hạn trong nền kinh tế Trung Quốc, theo ông Larry Hu, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Securities Ltd. ở Hồng Kông.

Một phần trong sự gia tăng đó là do lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng 2.7%, có thể liên quan đến việc các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ được mua nhiều hơn trước khi hai bên đạt được một thỏa thuận. Giá trị nhập khẩu đậu nành đã tăng 41% so với một năm trước, mặc dù Chính phủ không cho biết những mức tăng này đến từ các quốc gia nào.

Nhã Thanh (Theo Bloomberg)

FILI