Dù chỉ sở hữu 1 cổ phiếu, cổ đông phổ thông vẫn có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ

Dù chỉ sở hữu 1 cổ phiếu, cổ đông phổ thông vẫn có quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ

Cổ đông phổ thông (cổ đông thường) có quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trong các ĐHĐCĐ của công ty. Mỗi cổ phiếu phổ thông có một phiếu biểu quyết.

Không những vậy, cổ đông thường còn có các quyền lợi:

+ Có quyền được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ;

+ Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

+Về cổ phần sở hữu, cổ đông thường có quyền tự do chuyển nhượng cho người khác, trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định;

+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ;

+ Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Đi kèm với quyền lợi, cổ đông thường có các nghĩa vụ:

– Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

– Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

– Chấp hành nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Mặt khác, khi sở hữu một tỷ lệ cổ phiếu nhất định, bạn sẽ trở thành cổ đông lớn với những quyền lợi riêng biệt hơn nữa.

Câu hỏi 3: Sở hữu bao nhiêu cổ phiếu thì mới được gọi là cổ đông lớn?

>>> Xem đáp án tại đây

Trạng Chứng

FILI