Phân tích kỹ thuật phiên chiều 14/02: Rung lắc trở lại

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 14/02: Rung lắc trở lại

VN-Index tạo cây nến thân nhỏ trong phiên sáng 14/02/2020 cho thấy sự giằng co trong tâm lý nhà đầu tư.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

VN-Index tạo cây nến thân nhỏ trong phiên sáng 14/02/2020 cho thấy sự giằng co trong tâm lý nhà đầu tư.

Hiện tại, chỉ số vẫn đang di chuyển tại kênh đi ngang với cận trên nằm ở vùng 945-950 điểm (đáy cũ tháng 05, 06/2019) và cận dưới ở vùng 920-925 điểm (đỉnh cũ tháng 11/2018). Nếu chỉ số rơi khỏi trendline ngắn hạn thì một nhịp giảm về cận dưới sẽ trở lại.

Khối ngoại bán ròng 76 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, BID, NVL, MSN và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, NTP là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX, với giao dịch chủ yếu nằm ở PVS.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Sau khi tạo mẫu hình nến Piercing Line tại hỗ trợ là 103-104 điểm trong phiên 11/02/2020 hàm ý về sự kết thúc nhịp giảm, HNX-Index bứt phá trong phiên sáng 12/02/2020 với cây nến White Opening Marubozu.

Hiện tại, chỉ số tạo cây nến White Opening Marubozu trong phiên sáng 14/02/2020 chứng tỏ đà tăng sẽ càng được củng cố. Điểm đến của chỉ số sẽ là kháng cự tại vùng 110.5-112 điểm (đỉnh cũ tháng 03/2019). Đây là kháng cự mạnh của chỉ số nên dự kiến tình trạng rung lắc sẽ diễn ra tại đây.

DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP

Cây nến Black Marubozu trong phiên 31/01/2020 cho thấy nhịp giảm đã trở lại với mã sau khi liên tục giằng co tại vùng 12,500-13,000 (đáy cũ tháng 09/2019).

Giá đang di chuyển tại kênh giảm trong 4 tháng qua và đã tạo tổ hợp nến Morning Star Doji trong ngày 04/02/2020. Tổ hợp nến xuất hiện tại hỗ trợ là cận dưới kênh giảm và vùng 10,000-11,000 (đáy cũ tháng 02/2009) càng hàm ý về sự kết thúc của nhịp giảm và đánh dấu sự trở lại của nhịp tăng.

Hiện tại, giá đang test lại cận trên kênh hội tụ với SMA 20 ngày nên khả năng rung lắc tăng lên, song dấu hiệu đảo chiều vẫn chưa xuất hiện nên các nhịp rung lắc dự kiến sẽ còn xuất hiện.

MSN - CTCP Tập đoàn Masan

Sau khi tích lũy tại vùng 55,500-58,400, cây nến ngày 17/01/2020 đã đánh dấu sự trở lại của nhịp giảm khi rơi khỏi vùng này.

Hiện tại, giá đã hồi phục sau khi rơi về hỗ trợ mạnh là vùng 47,200-49,000 (đỉnh cũ tháng 03/2017) và tích lũy trở lại cho thấy triển vọng ngắn hạn của giá đã lạc quan hơn. Chỉ báo Relative Strength Index tạo phân kỳ giá lên và nếu vượt được trendline kháng cự thì khả năng cao một nhịp tăng mới sẽ xuất hiện trên cổ phiếu.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI