Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/10: VN-Index test lại vùng hỗ trợ 920-925 điểm

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/10: VN-Index test lại vùng hỗ trợ 920-925 điểm

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/10/2020, VN-Index tạo cây nến Doji sau khi test lại vùng hỗ trợ 920-925 điểm (vùng hội tụ của trendline giảm từ tháng 04/2018 và đường SMA 100 tuần). Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co mạnh.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/10/2020, VN-Index tạo cây nến Doji sau khi test lại vùng hỗ trợ 920-925 điểm (vùng hội tụ của trendline giảm từ tháng 04/2018 và đường SMA 100 tuần). Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co mạnh.

Nếu giữ vững được vùng này thì triển vọng ngắn hạn sẽ khả quan. Khi đó, nhịp tăng mới của VN-Index có thể sẽ xuất hiện và mục tiêu tiếp theo của chỉ số sẽ là vùng 980-1,000 điểm (đỉnh cũ tháng 01/2020).

Ngược lại, nếu chỉ số sụt giảm bất ngờ và phá vỡ vùng 920-925 điểm thì đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 09/2020 (tương đương vùng 900-905 điểm) sẽ là hỗ trợ tiếp theo.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 13/10/2020, HNX-Index tiếp tục giảm điểm và đang về gần ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng 134-135 điểm). Cây nến High Wave Candle cho thấy sự phân vân của nhà đầu tư.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã rơi xuống dưới vùng overbought. Chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu bán, qua đó cho thấy rủi ro trong ngắn hạn của chỉ số đang tăng lên.

FRT - CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Giá cổ phiếu xuất hiện điều chỉnh khi tiến đến gần vùng kháng cự 26,000-28,000 (đỉnh cũ tháng 06/2020). Đây là kháng cự mạnh khi nhiều lần giá cũng đã sụt giảm trở lại sau khi tiến gần vùng này.

Giá cổ phiếu xuất hiện cây nến Spinning Top trong phiên sáng ngày 13/10/2020 sau khi test lại vùng hội tụ của đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày (quanh mức 23,500), cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang giằng co. Nếu giữ vững được hỗ trợ này thì tình hình của cổ phiếu chưa quá bi quan.

Chỉ báo MACD đang về gần ngưỡng 0 sau khi cho tín hiệu bán. Nếu chỉ báo rơi xuống ngưỡng này thì rủi ro sụt giảm sẽ gia tăng.

PVS - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Giá cổ phiếu PVS nhiều khả năng sẽ test lại đường SMA 200 ngày (quanh mức 13,4000). Nếu giữ vững được hỗ trợ này thì PVS có thể tiến lên test lại trendline giảm dài hạn (bắt đầu từ tháng 05/2019).

Chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán, qua đó cho thấy rủi ro đang gia tăng trong ngắn hạn. Vùng 12,500-13,000 (vùng hội tụ của đỉnh cũ tháng 08/2020, đường SMA 50 ngày và đường SMA 100 ngày) sẽ là hỗ trợ tiếp theo khi giá cổ phiếu phá vỡ đường SMA 200 ngày.

Đường SMA 50 ngày cắt lên trên đường SMA 100 ngày tạo điểm giao cắt vàng (golden cross) và cả hai đường này đang hướng đến đường SMA 200 ngày. Điều này cho thấy xu hướng dài hạn của cổ phiếu chưa quá bi quan.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI