Thị trường chứng khoán sẽ ra sao sau động thái tăng lãi suất từ Fed?

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao sau động thái tăng lãi suất từ Fed?

Đa phần các chuyên gia đều dự báo thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trong ngắn hạn, nhưng sẽ gặp áp lực trong trung hạn.


Ảnh minh họa

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994.

Trước đó, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng thị trường chứng khoán có thể hồi phục sau thông tin nâng lãi suất từ Fed. Tuy nhiên, tác động cụ thể sẽ như thế nào, cùng xem ý kiến đến từ các chuyên gia.

Tăng điểm và điều chỉnh

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận định thị trường chứng khoán sẽ có nhiều xáo trộn. Tất nhiên chứng khoán phiên 15/06 tăng điểm vì đúng với kỳ vọng của nhà đầu tư là tăng tương đối mạnh để kiểm soát lạm phát. Điều này chứng tỏ Fed rất quan tâm đến câu chuyện lạm phát. Và đây là điều tích cực.

Có thể nhà đầu tư một vài hôm nữa sẽ trầm tĩnh trở lại thì thị trường chứng khoán có khi lại đi xuống. Vì người ta nghĩ rằng tăng lãi suất thì khả năng phục hồi kinh tế sẽ chậm đi. Vậy nên trước mắt, thị trường chứng khoán sẽ tăng nhẹ nhưng sau này nhiều khả năng sẽ điều chỉnh giảm.

Hồi phục trong ngắn hạn, áp lực trong trung hạn

Dưới góc nhìn từ CTCK, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank cũng dự báo việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong trung hạn nhưng ngắn hạn có thể đã phản ứng vào tin trước đó rồi nên khả năng không có tác động quá xấu. Khả năng thị trường chứng khoán hồi phục chỉ ngắn hạn, còn vẫn bị áp lực lên trung hạn.

Cùng quan điểm, ông Hoàng Công Tuấn – Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô CTCK MB (MBS) cũng nhận định chắc chắn là về dài hạn thị trường chứng khoán sẽ hồi phục.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, một vài tháng nữa thị trường chứng khoán sẽ đi ngang. Câu chuyện tăng lãi suất đã được dự đoán từ trước, nó phản ánh yếu tố kỳ vọng và khi lãi suất tăng lên, chi phí vốn tăng lên thì dòng tiền phải giảm đi. Đặc biệt là dòng tiền đầu cơ. Những nhà đầu cơ cũng nhìn thấy cơ hội chưa nhiều, nên thị trường chứng khoán chưa có xu hướng trở lại mạnh mẽ được. Do đó câu chuyện hồi phục về 1,500 hay 1,450 điểm trong năm nay sẽ rất khó khăn và thách thức.

Còn về bản chất, thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ đi lên khi mọi thứ trở lại bình thường và đã được phản ánh vào giá. Dòng tiền rẻ không còn nữa, hiện tại thị trường chứng khoán chỉ có thể đi lên từ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp, phục hồi kinh tế vĩ mô trong năm nay.

Chỉ có những doanh nghiệp đạt tăng trưởng lợi nhuận tốt, cộng thêm chia cổ tức cao thì mới có thể giữ ổn định về mặt bằng giá và đem lại sự ổn định cho nhà đầu tư trong năm nay. Còn những cổ phiếu đầu cơ, có tính kỳ vọng quá nhiều vào tương lai mà thực tế hiện tại chưa có gì rõ ràng lại giảm giá.

Câu chuyện của thị trường từ 2 xung lực như vậy, có thể hiểu rằng chứng khoán sẽ dao động trong kênh đi ngang nhiều khả năng hơn phục hồi.

Thị trường có thể sẽ hồi phục vào năm sau, khi mà áp lực lạm phát đã hài hòa trở lại, chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất không còn tăng nữa hoặc giảm nhẹ”, ông Tuấn nói thêm.

Cũng cần lưu ý rằng, việc tăng lãi suất này đã được dự đoán từ trước, điều bất ngờ chính là tăng cao hơn so với kỳ vọng. Chính vì mặt bằng lãi suất tăng lên như vậy, dòng tiền đầu cơ bị rút ra thì thị trường chứng khoán mới điều chỉnh về như thời gian qua.

Khi thông tin “đã ra” rồi, thì thị trường sẽ tăng lại, nhưng là câu chuyện phục hồi chứ không phải là vượt đỉnh hoặc quay trở lại như cũ.

Cát Lam

FILI


Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994.