Xu hướng “làm thành phố, sống ngoại ô” của người Việt

Dịch vụ 

Xu hướng “làm thành phố, sống ngoại ô” của người Việt

Những năm gần đây, làn sóng Việt kiều về nước để đầu tư tăng dần theo hàng năm, kéo theo những tư duy mới về lối sống và an cư. Đặc biệt, nhiều người đang có xu hướng chuyển về sinh sống tại các khu vùng ven nằm gần trung tâm thành phố lớn.

Khi tư duy cũ không còn phù hợp

Nhờ chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, có thể thấy rõ được làn sóng các doanh nhân, nhà đầu tư Việt cũng như những nhà đầu tư nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới tìm về Việt Nam phát triển sự nghiệp. Bên cạnh việc góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế trẻ trong thời kỳ 4.0, những cá nhân này cũng đang góp phần thay đổi nhiều suy nghĩ vốn tồn tại lâu đời đối với người Việt.

Dễ nhận ra nhất là sự thay đổi trong cách thức kinh doanh. Dần thay thế kiểu tự phát, giờ đây, cơ sở kinh doanh theo chuỗi của các doanh nhân trẻ đang dần chiếm lĩnh thị trường. Những thương hiệu quán ăn nhượng quyền cũng dần xuất hiện nhiều hơn thay vì kiểu kinh doanh nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình. Cùng với đó, vai trò của cộng đồng này trong việc đa dạng hóa hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang được ghi nhận ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, giải trí, du lịch.

Không chỉ tạo ra được ảnh hưởng lên những thay đổi về mặt kinh tế và các hoạt động thường nhật, làn sóng Việt kiều hồi hương cũng như người nước ngoài nhập cư cũng ảnh hưởng đến tư tưởng mới hơn trong việc lựa chọn nơi an cư.

Đối với người Việt, nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ, những vị trí càng gần trung tâm lại càng đắt đỏ và càng được săn đón.

Mang tư duy truyền thống “lợi cả đôi đường”, người Việt luôn tìm cách khai thác lợi nhuận từ chính nơi sinh sống của gia đình mình. Đây cũng là nguyên nhân cho việc chúng ta thường thấy một quán ăn, quán nước, quán tạp hóa với mặt sau hoặc tầng trên kiêm luôn cả nơi an cư của chủ cửa hàng. Tư duy này dần dần định hình nên suy nghĩ “nhà ở trung tâm, nhà ở nội thành” mới là nhất. Cả xã hội đều chia sẻ chung một suy nghĩ, cố gắng làm việc và tích góp để đưa gia đình vào sinh sống gần khu vực trung tâm, ngay cả khi không hề có nhu cầu kinh doanh tại gia.

Làn gió mới trong tư tưởng

Khác với tư tưởng vốn đã quen thuộc tại Việt Nam, các nước phát triển có 2 khái niệm là “downtown” (khu trung tâm, tập trung các tòa nhà văn phòng) và “uptown” (khu dân cư, thường nằm xa trung tâm) để chỉ hai khu vực với những chức năng khác nhau của một thành phố.

Theo đó, khu trung tâm thường sẽ bị giới hạn về diện tích cũng như chất lượng cuộc sống không xứng đáng với chi phí đầu tư ban đầu nếu một gia đình muốn tìm nơi an cư. Bên cạnh đó, mật độ giao thông và chất lượng môi trường, từ không khí, ánh sáng tự nhiên và âm thanh ở khu trung tâm cũng khá tệ. Trong khi đó, uptown là khu vực xa trung tâm ở cuối phố hoặc ít khu dân cư và tòa nhà công sở, khu vực ngoại ô hoặc nơi ít tập trung khu đô thị, nhà cửa, công sở và không sầm uất như trong khu vực trung tâm nội thành. Phần lớn, người dân ở các đô thị này thường chọn ở khu uptown bởi mật độ dân số không quá dày đặc, chất lượng cuộc sống tốt hơn và giao thông kết nối khá thuận tiện vào trung tâm.

Cộng thêm, việc đại dịch bùng phát toàn cầu cũng góp một phần trong việc thay đổi tư tưởng an cư của nhiều người từ khu vực trung tâm ra những đô thị vệ tinh, nơi thoáng đãng, trong lành hơn là trung tâm thành phố bí bức với những tòa nhà xi măng chọc trời.

Đây cũng là một trong những tư tưởng mới xuất hiện trong nước. Sau đại dịch, tâm lý e ngại dịch bệnh, chính sách giãn dân từ chính phủ cùng hệ thống giao thông liên kết vùng ngày một thuận tiện là những yếu tố khiến nhiều người có xu hướng dịch chuyển về các vùng ngoại ô để sinh sống. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều dự án khu đô thị đa dạng tiện ích nội khu với giá cả hợp lý đang là một trong những điểm sáng hấp dẫn, đánh trúng mơ ước sở hữu một căn nhà riêng cho bản thân đối với đa số người trẻ.

Ngoài ra, xu hướng làm việc từ xa đã mở rộng “bán kính” tìm kiếm nơi an cư, không còn quá giới hạn trong suy nghĩ “gần công ty” vốn cố hữu từ lâu.

Nằm về phía Đông của TP. HCM, được xem là một trong những khu đô thị vệ tinh đáng sống, Long Thành, Đồng Nai, sở hữu lợi thế ít nơi nào có được. Việc sở hữu sân bay quốc tế và được đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đã giúp cho việc đi lại của người dân hiện nay trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc được quy hoạch như một “thành phố sân bay” giúp những dự án như Gem Sky World của Tập đoàn Đất Xanh ngày càng trở nên thu hút hơn, đặc biệt là với tuýp người thường xuyên phải di chuyển giữa các thành phố hay giữa Việt Nam và các nước vì lý do công việc.

Những nét mới trong tư tưởng chọn nơi an cư cùng sự quy hoạch một cách đồng bộ, khoa học và hiện đại, chú trọng mảng xanh và đề cao chất lượng cuộc sống tại Gem Sky World cũng như các khu đô thị mới tại Long Thành đã dần tạo nên sự dịch chuyển, giãn dân về các tỉnh lân cận, nơi vẫn còn mức giá đầu tư khá mềm so với chất lượng nếu đặt lên bàn cân với những dự án, nhà phố trong khu vực nội thành.

Chi tiết về ưu đãi và Gem Sky World, truy cập website https://gemskyworld.vn

Xuân Sơn

FILI