Nhịp đập Thị trường 20/05: Chứng khoán cơ sở lẫn phái sinh đều lên đỉnh cuối phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 20/05: Chứng khoán cơ sở lẫn phái sinh đều lên đỉnh cuối phiên chiều

Không có bài test thứ hai nào trong phiên chiều, VN-Index, VN30-Index thẳng tiến 1 mạch lên trời. Cả 2 chỉ số đều đạt mức cao nhất vào lúc đóng cửa cuối ngày, tăng lần lượt 1.25% và 1.66%. Tương tự trên sàn phái sinh, giá đóng cửa của hợp đồng tương lai cũng lên đỉnh, và khoảng cách với điểm chỉ số chỉ còn chênh chưa đến 0.1 điểm.

Dù sàn HOSE chỉ có 163 mã tăng giá, tức chưa đến ½ số lượng niêm yết, nhưng chỉ số VNIndex vẫn tăng mạnh, điều này là nhờ nhóm vốn hóa lớn, nhất là trong nhóm VN30. 1 số cổ phiếu ngoài nhóm này cũng tăng giá tích cực, ví dụ như ACB, MSB, OCB… Ngược lại, hôm nay không phải là ngày tích cực cho nhóm midcap và smallcap sàn này, khi 2 chỉ số 2 nhóm vẫn giảm nhẹ vào cuối ngày.

Nhóm VN30 có 23 mã tăng giá, so với 6 mã giảm và 1 mã đứng giá (MBB) vào cuối ngày. SSI vẫn dư mua cứng trần, MWG có thười điểm dự kiến ATC tăng trần, sau chỉ đạt 5.9% nhưng vẫn có thể coi là quá tích cực. Không ít mã khác cũng tăng hơn 5% như MSN, PNJ, REE, FPT và cả VCB. Đáng tiếc nhất có lẽ là VPB, khi vẫn “cố chấp” giảm giá.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM vẫn đỏ vào cuối ngày, không chịu tác động từ phía HOSE, đây cũng là điều rất đáng ngạc nhiên. Trên sàn HNX, chỉ số nhóm Large Cap giảm 0.1% có lẽ là yếu tố khiến chỉ số chính không thể tăng nổi. Thực tế tương quan nhóm Large Cap sàn HNX không có vẻ gì quá tiêu cực, đúng hơn là tình trạng phân hóa vẫn diễn ra và đồng dạng so với phiên sáng. Nhóm chứng khoán và 1 số mã khác như THD, VNR, NTP, PLC, PAN… vẫn tăng giá, ngược lại SHB, CEO, BAB, IDC hay PVS vẫn là những cái tên giảm giá quen thuộc.

Trên sàn Upcom, diễn biến có vẻ tích cực về cuối ngày, tuy nhiên chỉ số vẫn kết thúc trong sắc đỏ. VGI giảm hơn 4%, SIPOIL giảm hơn 3%, tức giảm mạnh hơn phiên sáng, có thể là 1 yếu tố góp phần kìm sự phục hồi của chỉ số. tương tự, 1 số largecap khác vẫn giảm trên 2-3% như MSR, BSR

Nhóm ngân hàng khởi sắc hẳn lên trong phiên chiều, từ đại gia VCB cho đến hàng loạt mã tầm trung. Đáng tiếc, có lẽ là SHB khi cổ phiếu này coi như giảm nguyên ngày. Các mã nổi lên trong phiên chiều có thể kể ra OCB, BVB, MSB

Ngoài ngân hàng, những nhóm ngành khác đạt kết quả tích cực vào cuối ngày bao gồm chứng khoán, bán lẻ, BĐS nhà ở… Tuy nhiên vẫn có không ít ngành chìm trong sắc đỏ như BĐS công nghiệp, điện, nước, hóa chất, cao su, than, dầu khí PVN, sắt thép. HPG tăng giá 0,8% nhờ khối ngoại, nhưng vẫn không giúp gì được cho nhóm ngành.

Ngoài VN30, nhóm VN Diamond cũng đạt kết quả rất tích cực, với đa số cổ phiếu tăng giá, trong đó không ít mã tăng hơn 5%. Chỉ có 2 mã suy giảm là VPBCTD, trong đó CTD đang mải miết dò đáy của năm.

Tương tự, nhóm cổ phiếu cơ sở của chứng quyền cũng toàn sắc xanh, điều này khiến nhiều mã chứng quyền tăng khủng khiếp, ví dụ CPDR2101 tăng gần 33%, CPNJ2103 tăng gần 27%.

Phiên sáng: VN-Index bất ngờ suy giảm, bài test đầu tiên cho phiên chiều

Khoảng 10h30 trở đi, VN-Index bất ngờ suy giảm nhanh và sâu, chọc thủng tham chiếu, đổi màu và dừng lại ở mức 1.259 điểm trước khi bước vào phiên chiều. Đồng dạng của chỉ số này là VN30 Index. Nếu đi vào chi tiết các cổ phiếu lớn, thì có thể tạm suy luận sự suy giảm của các chỉ số trên đến từ những mã như GAS, MSN, MWG, NVL, VCB…  Đây có lẽ là bài test đầu tiên cho game dự đoán phái sinh cuối phiên chiều nay.

SSI đã suất hiện dư bán trần trên bảng giá trong nửa cuối phiên sáng nay, và cũng là cổ phiếu tăng tốt nhất nhóm VN30. Lượng khớp trên SSI đã đạt 23 triệu, cao nhất 1 năm qua.

Nhóm VN30 hiện có 14 mã tăng giá, so với 16 mã giảm giá. Ngoài SSI tăng quá mạnh mẽ, đáng chú ý có PNJ, KDHFPT, trong đó PNJ tăng bất ngờ sau chuỗi ngày đi ngang, còn KDH vẻ hồi sau mấy phiên giảm vừa qua. VIC nửa đầu phiên còn giảm giá, sau 11g đã hồi trở lại và tăng nhẹ 100 đồng. Ở nhóm giảm giá, đáng chú ý là có 2 mã ngân hàng VPBMBB. VNM vẫn tiếp tục giảm, kèm theo đó là khối ngoại bán ròng (dù nhẹ). NVL cũng là cái tên giảm giá bất ngờ trong nửa cuối phiên sáng, nhưng có thể là do chốt lời.

HNX-Index có lẽ chịu tác động từ diễn biến sàn HOSE, nhưng chỉ số này sáng nay hầu như dành đa số thời gian quấn quanh tham chiếu. Nhóm Large Cap sàn HNX đang phân hóa, và có vẻ nhóm tăng giá nhỉnh hơn 1 chút, với MBS, NTP, VND, SHS, PLC. Nhóm chứng khoán dĩ nhiên đang hỗ trợ mạnh cho chỉ số sàn này, tuy nhiên ở phía giảm giá, đáng kể nhất là SHB, PVS. Chỉ số HNX30 ngược lại xanh, cho thấy nhiều mã trong nhóm này, vốn là Mid Cap, lại đang tranh thủ chạy.

Chỉ số UPCoM-Index tiếp tục dò đáy trong nửa cuối phiên sáng nay, khi mà đa số Large Cap sàn UPCoM đều giảm, trong đó giảm “nổi bật” là BSR, LTG, VGI, MSR hay OIL. BSR giảm hơn 3% suốt cả phiên sáng nay. LTG lại giảm chỉ sau 1 phiên hồi hôm qua. VGI thì đang dò đáy 1 năm.

Nhóm chứng khoán dĩ nhiên nổi bật nhất trên thị trường vào lúc này, so với bất cứ nhóm ngành nào khác. Đại ca SSI tăng hơn 6%, thuộc loại tăng tốt nhất nhì nhóm. Không ít mã khác cũng tăng mạnh trên 5% như BVS, BSI, MBS, CTS… các mã khác trong Top10 thị phần cũng tăng khá, có cả HCM, VCI hay VND.

Nhóm ngân hàng vẫn phân hóa, nhưng có sự thay đổi ở nhiều mã, có mã hồi như BID, MSB, có mã lại giảm so với đầu phiên như MBB, BAB, VIBMSB đang gây chú ý khi tăng hơn 4%, tuy nhiên điều khá hấp dẫn là cả 3 đại gia có gốc nhà nước là VCB, BIDCTG đều tăng giá cho đến lúc này.

Cho đến lúc này, còn khá nhiều nhóm ngành chìm trong sắc đỏ, như BĐS công nghiệp lẫn nhà ở, mía đường, điện, xi măng, than, dầu khí, sắt thép…

10h30: Nhóm chứng khoán bứt phá khi VN-Index còn mải giằng co

VN-Index đang giằng co bên bên tham chiếu, hiện chỉ cao hơn chừng 2 điểm. Chỉ số chính của sàn HOSE hiện vẫn đang được hỗ trợ bởi nhóm VN30. Nhóm ngân hàng có dấu hiệu tích cực hơn so với đầu phiên. Nhóm chứng khoán lại bứt phá với hàng loạt mã tăng giá mạnh.

STB tiếp tục chạy, và có vẻ rất muốn vượt rào 30 ngàn đồng/cp. Trong nhóm ngân hàng, nếu tính từ đầu tháng 5 đến nay, thì STB thuộc những mã tăng tốt nhất. Ngoài ra, sáng nay cũng phải kể đến ACB, CTG, TPB và cả VCB. Là đại gia có mức vốn hóa lớn nhất ngành, cũng như các chỉ số thuộc diện đẹp nhất ngành, nhưng không thể ngờ VCB lại giảm giá trong tháng 5, và chỉ hồi sáng nay. Khối ngoại bán ròng trên VCB cũng là điểm bất ngờ khác.

Nhiều mã trong nhóm chứng khoán tiếp tục đà bứt phá, bao gồm cả SSI, HCM, VCI, VND, MBS… lẫn nhưng mã tầm trung như BSI, VDS, FTSSSI đã trở thành công ty chứng khoán niêm yết đầu tiên đạt vốn hóa hơn 1 tỷ USD (hơn 25,000 tỷ đồng) khi tăng đến 5.5% vào lúc này.

Chỉ số HNX-Index bất ngờ suy giảm sau khi giao dịch hơn 30 phút, nhưng may thay đến lúc này đã tăng trở lại. khá nhiều largecap trên sàn này vẫn giữ được đà tăng giá như NTP, PVI, SHS, THD… thậm chí chỉ số còn có sự hỗ trợ từ những mã chứng khoán như VND, MBS, SHS. Có lẽ cú suy giảm nói trên của chỉ số là đến từ những mã như PVS, CEO, IDC, PAN

Chỉ số Upcom Index đang giảm, và đến giờ chưa thấy dấu hiệu tăng trở lại, nguyên nhân vì nhiều largecap đang giảm khá mạnh, bao gồm VGI, BSR, OIL, MSR, MML… Điều “thú vị” là VGI, VEA đang loay hoay ở vùng đáy 1 năm. ACV đã quay lên trên tham chiếu.

Ngoài chứng khoán, bảo hiểm, dệt may… cũng là một số nhóm ngành khác có diễn biến tích cực cho đến giữa phiên sáng. Tuy nhiên, số nhóm ngành tiêu cực vẫn khá nhiều, bao gồm thủy sản, sắt thép, dầu khí, than, cao su, BĐS nhà ở lẫn công nghiệp, mía đường…

Giá hợp đồng tương lai 1 tháng vẫn đang cao hơn điểm số chỉ số khoảng 3 điểm, nhưng cũng bám sát diễn biến của chỉ số. Ngược lại, giá hợp đồng 2 tháng vẫn có gap âm hơn 12 điểm.

VN-Index mở cửa tăng nhưng nhiều nhóm ngành phân hóa

VN-Index mở cửa tăng chừng 4 điểm, tất nhiên vẫn nhờ nhóm VN30. Diễn biến sàng chứng Mỹ đêm qua tuy thót tim, nhưng có lẽ không ảnh hưởng lớn lên sàn chứng Việt Nam sáng nay, nguyên nhân do chỉ số sàn Mỹ chịu tác động từ giao dịch tiền ảo. Điều mà NĐT quan tâm hôm nay, là đáo hạn phái sinh sẽ như thế nào, và nhóm VN30 sẽ chạy lên hay xuống? Nhiều nhóm ngành đã sớm phân hóa, cả cả các nhóm lớn như ngân hàng, BĐS, dầu khí…

Điều khá ngạc nhiên là giá hợp đồng phái sinh 1 tháng, tức mã sắp đáo hạn, lại đang cao hơn chỉ số cơ sở 1 chút. Ngược lại, hợp đồng 2 tháng, tức loại sắp được “đôn” lên thành 1 tháng, lại có gap âm đến 12 điểm. Tình trạng trái ngược khá ngạc nhiên này có lẽ sẽ khiến cho người chơi khó dự đoán kết quả cuối ngày.

Trong nhóm VN30, lượng đặt mua lớm sớm xuất hiện ở những mã đang hot trong tuần như HPG, MBB, VPB,CTG… Số mã có giá dự kiến khớp xanh đang nhiều hơn số mã đỏ. Đến thời điểm khớp lệnh mở cửa, chỉ số nhóm này tăng gần 6 điểm, nhỉnh hơn chỉ số chính VN-Index. Có 17 mã tăng giá trong nhóm này, so với 11 mã giảm giá.

Lượng đặt mua ATO của nhiều mã ngân hàng đầu giờ đã sớm nhỉnh hơn lượng bán ATO, ví dụ như ở CTG, MBB, VPB, TCB… Hiện tại nhóm này có phân hóa đôi chút, nhưng tình hình nhìn chung khá lạc quan. ACB, TCB, TPB và cả VCB đều đang tăng từ 1-2%. Bất ngờ là ở VPB, BID giảm giá nhẹ.

Chỉ số HNX-Index liên tục đồi màu quanh tham chiếu trước giờ HOSE mở cửa, nhưng rồi cũng đang tăng điểm, với sự hỗ trợ từ các mã lớn như PVI, PHP, SHS, NTP, PANSHB đứng giá, PVS, MBS, VCSVNR là những largecap giảm nhẹ ngay từ sớm.

Chỉ số UPCoM-Index đang dao động sát tham chiếu, dù khá nhiều Large Cap giảm giá, như BSR, OIL, MSR, CTR, LTG, QNS, VEA, VGI… trong 3 mã lớn nhà Viettel, chỉ có VTP tăng giá 1.4%.

Nhiều mã trong nhóm sắt thép sớm đỏ lòe ngay từ đầu phiên, hoặc chỉ sau ATO chừng vài phút. HPG tăng nhẹ lúc mở cửa nhờ lực cầu mạnh, nhưng sau đó quay qua giảm giá 0.4%. HSG, POM, NKG… đã đỏ ngay từ sớm, SMC, TVN, VIS, TLH… thậm chí còn giảm hơn 3%. Nhóm này vốn hút tiền và tăng giá khá mạnh trong tháng 5 này, đến hôm nay phải chăng đang chốt lời?

Ngân hàng phân hóa, nhiều nhóm ngành nhỏ cũng tương tự như chứng khoán, dệt may, Tiêu cực ngay từ đầu phiên có thể kể đến như BĐS nhà ở, dầu khí, sắt thép, điện, mía đường…

Hoàng Nam

FILI