SBMC chi 1.4 tỷ USD mua lại 49% cổ phần FE Credit

SBMC chi 1.4 tỷ USD mua lại 49% cổ phần FE Credit

Ngày 28/04, Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) thông báo sẽ mua lại 49% vốn cổ phần tại FE Credit với số vốn đầu tư tối đa 1.4 tỷ USD. Thương vụ này có thể diễn ra ngay trong tháng 10/2021 và được thực hiện thông qua công ty con SBMC.

 

Thương vụ khủng trên diễn ra khi thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam nhảy vọt giữa đà tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững. Sumitomo Mitsui cũng muốn mở rộng hoạt động tại châu Á bằng cách tận dụng chuyên môn về số hóa và quản lý khách hàng của Công ty.

Công ty Tài chính TNHH MTV Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) thành lập trong năm 2015 và là công ty trực thuộc VPBank. Mảng kinh doanh của FE Credit trải rộng từ cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng cho tới cho vay mua xe gắn máy. Hiện nay, FE Credit kiểm soát hơn 50% thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2020, lãi trước thuế FE Credit đạt 3,713 tỷ đồng, giảm 17% so với năm trước. Doanh số giải ngân của FE Credit đạt 63,000 tỷ đồng, giảm 14%. Tổng thu nhập hoạt động của công ty đạt 17,317 tỷ đồng 0.6%.

Sau khi rà soát về quy định, Công ty Tài chính tiêu dùng SMBC – công ty con thuộc SMFG – sẽ mua lại 49% cổ phần tại FE Credit từ tay VPBank. Thương vụ này có thể diễn ra nhanh nhất vào tháng 10/2021. Tổng lượng vốn đầu tư tối đa sẽ là 1.4 tỷ USD và có thể là khoản đầu tư lớn nhất của ngân hàng Nhật Bản vào một định chế tài chính Việt Nam.

Được biết, SMBC đã hoạt động gần 20 năm dưới hình thức chi nhánh ngân hàng và cổ đông chiến lược tại Eximbank, qua đó đã và đang cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng đồng thời hỗ trợ cho nhiều dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng lớn tại Việt Nam với tổng giá trị khoảng 20 tỷ USD.

Theo ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank, lễ ký kết thỏa chuyển nhượng 49% vốn góp của FE Credit cho Tập đoàn SMBC sẽ tạo cơ hội để hai bên kết hợp thế mạnh của nhau, trong đó FE Credit có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ và kinh nghiệm điều hành từ SMBC, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy lùi tín dụng đen tại Việt Nam.


Trong lĩnh vực ngân hàng, Nhật Bản hiện đứng thứ 3 về hình thức hiện diện tại Việt Nam, với 6 chi nhánh, 2 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và 10 văn phòng đại diện.

Ngoài ra, các tổ chức tài chính, ngân hàng của Nhật Bản đang tham gia góp vốn, mua cổ phần với tư cách là các cổ đông chiến lược tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm Ngân hàng Mizuho Bank (15% vốn điều lệ của Ngân hàng Công Thương), Ngân hàng SMBC (15% vốn điều lệ của Eximbank) và mới nhất là khoản đầu tư vào VPBank.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam đang tăng trưởng hơn 30%/năm.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia)

FILI