Nhịp đập Thị trường 04/03: HOSE sớm đơ, HNX hồi phục, nhóm dầu khí thăng hoa

Nhịp đập Thị trường 04/03: HOSE sớm đơ, HNX hồi phục, nhóm dầu khí thăng hoa

Như dự đoán, hệ thống HOSE có vẻ sớm đơ chỉ sau khi bước vào phiên chiều chừng vài chục phút. Tuy vậy chiều nay HOSE cũng giao dịch được hơn 3,000 tỷ đồng nữa, nâng tổng giá trị lên 16,800 tỷ đồng. Chỉ có điều, chỉ số VN-Index gần như đi ngang suốt phiên chiều (do lệnh khó vào), và đóng cửa ở 1,168.5 điểm, giảm 18 điểm, hay gần -1,6%.

HNX-Index ngược lại, sớm hồi lên trên tham chiếu trong phiên chiều, và kết thúc ngày giao dịch ở 255.8 điểm, tăng gần 1.7 điểm, hay +0.7%. Diễn biến trên UPCoM-Index cũng tương tự theo hướng phục hồi, uy nhiên chỉ số này chỉ kịp lên gần tham chiếu.

Hiển nhiên, sự suy giảm của chỉ số VN-Index và mấy trăm mã cổ phiếu trên sàn HOSE không phải do tin tức xấu từ Covid. Chiều nay, nhiều chỉ số chứng khoán thế giới cũng giảm, nhưng mức giảm bình quân chưa đến 1%. Chứng khoán thế giới giảm có thể là một yếu tố tác động tiêu cực lên chứng khoán Việt Nam, thậm chí không chỉ hôm nay, tuy nhiên với nhiều yếu tố nội tại, từ tăng trưởng kinh tế 2 tháng đầu năm (theo công bố của Tổng cục thống kê), thông tin về việc kiểm soát Covid, thông tin về mùa ĐHĐCĐ và trả cổ tức sắp đến, hay thậm chí mùa BCTC Q1 trong tháng tới, rõ ràng chỉ số VN-Index khó kiếm nguyên nhân cho những phiên giảm hàng chục điểm như hôm nay.

Với diễn biến như trên, dĩ nhiên nhiều nhóm ngành có kế quả cuối ngày khá ảm đạm, nhất là các nhóm có nhiều mã niêm yết trên HOSE. Ở nhóm ngân hàng, toàn sắc đỏ. Ngay cả cổ phiếu tăng giá trong phiên sáng là BID, thì đến chiều cũng giảm 2.4%. Ở nhóm lớn khác là BĐS nhà ở cũng tương tự. Tuy nhiên, nhóm dầu khí, cụ thể là cổ phiếu “họ” PVN lại thăng hóa trong phiên chiều.

Khó mà tin khi thấy OIL tăng 14.5%, BSR tăng hơn 10.7%, PVS tăng 8.4% cuối phiên chiều nay. Trong nhóm cổ phiếu họ PVN, GAS giảm 0.11% nhưng có lẽ là do HOSE đơ. Bù lại hàng loạt cổ phiếu khác tăng mạnh hơn so với phiên sáng, như BSR, PVS, PVB, PVC… một số mã khác cũng đạt kết quả khích lệ, như PVD, PVT, PGS… 2 đại gia phân bón là DPMDCM thì vẫn tăng ổn định, nhưng mức tăng đâm ra lại khiêm tốn, chỉ chừng 1.4-2.5%.

Không rõ có phải do thông tin POW sẽ thoái toàn bộ vốn tại PVM hay không, mà cổ phiếu PVM đã tăng trần trong phiên chiều. Ngược lại, POW giảm giá gần 2%, đi kèm với lượng bán ròng hơn 2,5 triệu cổ phiếu từ khối ngoại.

Phiên sáng: VN-Index giảm sâu, giao dịch trên HOSE tăng đột biến

VN-Index lại giảm sâu trong nửa cuối phiên sáng nay, tất nhiên do Large Cap. Kết phiên sáng, VN-Index giảm 26,5 điểm, thậm chí VN30-Index giảm đến 30 điểm. Diễn biến này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến 2 chỉ số HNX và UPCoM-Index. Tuy nhiên, chỉ số giảm, giá cổ phiếu giảm, nhưng lượng khớp lại tăng vọt, bắt đầu từ khoảng 11h. Tổng giá trị giao dịch sáng nay trên HOSE hiện đã vượt 25% so với phiên sáng qua, thậm chí có thể dẫn đến khả năng HOSE lại sớm đơ hệ thống khi bước vào phiên chiều.

VIC trở thành LargeCap lẻ loi trong nhóm VN30, là cổ phiếu tăng giá duy nhất vào cuối phiên sáng nay. Bản thân cổ phiếu này cũng giảm trong nửa sau phiên sáng, có lúc xuống dưới tham chiếu 100 đồng, nhưng đã quay trở lại lên trên 300 đồng. 29 mã còn lại đã giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là SBT, SSITCH, 3 mã này giảm hơn 4.5%.

2 nhóm Mid và Small Cap HOSE cũng không chịu nổi nhiệt, chỉ số 2 nhóm này cũng giảm với mức % tương đương chỉ số chính. Tuy nhiên nhóm midcap vẫn chưa hề có mã nào đo sàn, còn trong nhóm Small Cap, vẫn có 35 mã tăng giá (7 mã tăng trần) và 126 mã giảm (nhưng chỉ 5 mã sàn).

Sàn chứng quyền (thuộc HOSE) khá thê thảm vào lúc này, với gần 98% số CW giảm giá. Cụ thể, đang có 110 CW giao dịch, nhưng có đên 108 CW giảm giá, 1 tăng giá là CVPB2010 và 1 đứng giá. có 24 CW giảm giá hơn 10%, trong đó giảm mạnh nhất là CVNM2007, giảm đến 37%. Từng có ý kiến đề xuất chuyển bảng CW qua HNX, để giúp HOSE giảm tải, nhưng lãnh đạo HOSE trước giờ chưa hề đề cập đến loại chứng khoán này.

Khối ngoại đang bán ròng gần 300,000 cổ phiếu trên HOSE, nhưng riêng nhóm VN30 là bán ròng hơn 500,000 cp. MBB là largecap duy nhất mà họ đang mua ròng mạnh, trên 700,000 cp, ngược lại họ bán ròng mạnh trên PVD, CTG, BCG, BID

Nhóm dầu khí họ PVN đang cố gồng tăng giá, hay nói cách khác là phân hóa. Dù sao nhóm này cũng còn sáng hơn so cới bất cứ nhóm ngành lớn nhỏ nào trên cả 3 sàn. GAS hiện giảm đến 1.5%, 1 số mã đổi màu từ xanh sang đỏ là PVS, POW, PVB, PXS… nhưng vẫn có những mã tăng giá bất ngờ, kiểu như PVC, tăng tới 9,2%. BSROIL vẫn tăng 3-4%, được coi là rất tốt trong bối cảnh chung, dù mức tăng này kém hơn so với khoảng giữa phiên sáng.

Thủy sản (cá) cũng có thể tạm coi là còn tích cực cho đến cuối phiên sáng, khi số mã tăng giá còn nhiều hơn số giảm giá. ICF vẫn tăng tới gần 15% trong suốt 2/3 thời gian sáng nay, 1 số mã khác còn tăng được hơn 1% như IDI, TS4… riêng VHC đã lùi về tham chiếu.

Nhóm nhựa giảm nhiều, nhưng lại có 2 cái tên tăng trần bất ngờ là RDP +6.9% và DNP +9.9%.

10h: Large Cap kéo chỉ số giật lùi, Small Cap vẫn chạy tốt

Large Cap sàn HOSE quay qua giảm, kéo chỉ số VN-Index giảm theo. Mức giảm của chỉ số hiện giờ là 5 điểm, tương đương mức tăng 5 điểm lúc đầu phiên. Tuy nhiên 2 chỉ số phụ nhóm Mid Cap và Small Cap vẫn tăng nhẹ trên tham chiếu.

HNX-Index cũng lùi dần về tham chiếu, nhưng chưa đổi màu. Tương tự sàn HOSE, có lẽ chỉ số chính sàn HNX còn giữ được màu xanh, là nhờ những cổ phiếu vừa và nhỏ. 2 chỉ số phụ của nhóm Large Cap và nhóm active nhất – HNX30 cũng đã đổi qua màu đỏ.

Trên sàn UPCoM, VGI, BSROIL vẫn là những Large Cap thu hút quan tâm và dòng tiền khi giữ được đà tăng mạnh, thậm chí BSROIL còn tăng tốt hơn so với đầu phiên. Tuy nhiên nhiều Large Cap khác đã lùi dần, khiến chỉ số sàn này cũng đang trôi về tham chiếu.

BSR tăng mạnh hơn so với đầu phiên, hiện tăng 5.7% có lẽ nhờ khối ngoại, khi họ đang mua ròng ở đây tới hơn 2.5 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên 1 “đồng nghiệp” của BSRPOW lại đang giảm nhẹ 0.8%, đồng thời khối ngoại cũng bán ròng đến 1.7 triệu cổ phiếu.

Nhóm ngân hàng chuyển sang đỏ như gạch. Hiện chỉ còn BID tăng giá. Những đại gia khác như CTG, VCB, MBB đã quay qua giảm. Các ngân hàng nhỏ hơn cũng vậy, giảm loanh quanh 1-1.5%.

Dầu khí vẫn là nhóm tích cực nhất đến lúc này. Cổ phiếu “họ” PVN vẫn ngập sắc xanh, dù lác đác đã có vài mã đỏ như PVD hay POW. PGS đã chuyển từ giảm qua tăng giá 1.5%. Tuy nhiên GAS đã lùi về sát tham chiếu vào lúc này. Khối ngoại đang mua ròng mạnh trên BSR, DPM, nhưng bán mạnh ở POWPVS.

PLX giảm ngược so với OIL (cùng kinh doanh xăng dầu), nhưng khối ngoại mua ròng đến 2.3 triệu cổ phiếu.

Ngoài dầu khí, thủy sản cũng là nhóm còn có diễn biến tích cực đến lúc này, với những mã tăng giá đáng kể như ICF, IDI, TS4 hay VHC.

Mở cửa: Index tăng nhẹ, cổ phiếu nhỏ và vừa tiếp tục bứt phá

Bất chấp những nỗi lo vô cớ từ câu chuyện giảm tải cho HOSE, cũng như diễn biến sàn Mỹ gần đây, VN-Index sáng nay mở cửa tăng nhẹ gần 5 điểm lên 1,191.7 điểm. Nhóm VN30 có 16 mã tăng giá ngay ATO, cho thấy vẫn thu hút quan tâm của NĐT, dù nhiều mã trong nhóm này sắp trở thành cổ phiếu “Vertu” (hàng xa xỉ) nếu HOSE chính thức nâng lô. 2 chỉ số Mid và Small Cap sàn HOSE tăng mạnh hơn VN-Index, cho thấy nhiều mã nhỏ và vừa này cũng đang nhân cơ hội mà bứt phá.

Nhóm dầu khí tiếp tục hút tiền và tăng giá. Sau ATO, đa số cổ phiếu “họ” PVN đều xanh, từ GAS, PVS, BSR, OIL, POW… đến PVD, PVB, PVC, PVT… 2 mã giảm giá đáng tiếc là CNGPGS.

Câu chuyện giảm tải hệ thống HOSE dường như đang mang lại tâm lý “chuyển qua chơi cổ phiếu trà đá”. Chưa rõ tâm lý này có được cái đội nhóm nhân cơ hội đánh lên hay không, nhưng rõ ràng sáng nay là phiên thứ 2 mà trên cả 2 sàn HOSEHNX, có rất nhiều mã cổ phiếu thị giá rất thấp.

HNX-Index đã sớm xanh trước khi HOSE chốt mở cửa. chỉ số chính sàn HNX tăng khoảng 3 điểm thôi, nhưng là hơn 1% ngay từ sớm nhờ hỗ trợ từ PVS, VNR, NTP, PTI… tuy nhiên tương tự như sàn HOSE, các chỉ số phụ của 2 nhóm Mid và Small Cap cũng tăng mạnh hơn hẳn chỉ số chính.

BSR tiếp tục mở cửa tăng mạnh hơn 4.4%, nổi bật trong số Large Cap sàn UPCoM. Nếu tính cả đầu phiên sáng nay, BSR tăng phiên thứ 6 liên tiếp, với tổng mức tăng tính ra gần 20%. Trên sàn Upcom, không ít largecap khác cũng tăng giá tích cực như VGI (tăng tới gần 7%), MPC, ACV, OIL, SNZ, MML… chỉ số chính sàn này đang tăng hơn 0.4% và đáng có dấu hiệu tăng còn tốt hơn.

Quan sát nhóm ngành, đa phần có khởi đầu tích cực, sắc xanh bao phủ đa số. Những nhóm nổi bật bao gồm dầu khí, bảo hiểm, thủy sản, bán lẻ… Tuy nhiên cũng có một số nhóm có dấu hiệu buông (đỏ dần) sau ATO vài phút như ngân hàng, BĐS công nghiệp, điện, sắt thép…

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa ngay từ sáng sớm, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực dần sau khi khớp ATO. Các đại gia BID, VCB, CTG, ACB… đều tăng nhẹ đầu phiên, nhưng BID hay ACB đã sớm có dấu hiệu lực bán tăng. Tình trạng tương tự đang xảy ra với nhiều cổ phiếu nhỏ hơn như TCB, STB, TPB, VPB… Nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu chốt lời sớm chăng, khi không ít mã đã tăng tốt trong ít nhất 3 phiên gần đây?

Hoàng Nam

FILI