FPTS: “Hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành logictics trong tương lai”

FPTS: “Hiệp định thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng ngành logictics trong tương lai”

Trong hội thảo trực tuyến "Sự phục hồi của ngành logistics" do CTCK FPT (FPTS) tổ chức chiều ngày 26/11/2020, ngành logistics được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong tương lai nhờ sự thúc đẩy từ các hiệp định thương mại EVFTA và RCEP.

Tại buổi hội thảo, ông Đặng Việt Hoàng – Chuyên viên phân tích của FPTS cho biết: “Dịch Covid ảnh hưởng đến nên kinh tế thế giới, tình hình phong tỏa ở các quốc gia đang được siết chặt ở các quốc gia đã ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu”.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 440.1 tỷ USD, tăng 2.7% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 230 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 210.3 tỷ USD, tăng 0.3%.

Về sản lượng container thông qua các cảng biển ở Việt Nam 10 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 18.1 triệu Teus, tăng 13.4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng container xuất nhập khẩu đạt 11.8 triệu Teus, tăng 9.1% so với cùng kỳ nhờ các hãng tàu lớn trên thế giới lần lượt gia tăng tần suất các tuyến vận tải quốc tế sau một thời gian cắt giảm để ổn định giá cước. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã dần nới lỏng các lệnh phong tỏa, cách ly xã hội giúp hoạt động sản xuất phục hồi.

Cụm cảng Cái Mép Thị Vải ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số về sản lượng container thông qua trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 19.2% so với cùng kỳ (năm 2019 tăng 27% so với năm trước).

Sản lượng tại cảng Lạch Huyện (HICT) ở khu vực Hải Phòng tăng trưởng mạnh mẽ, ước tính đạt khoảng 413,000 Teus, tăng 109.6%.

Về triển vọng đối với ngành logistics, ông Hoàng đánh giá: “Trong ngắn hạn, dòng chảy thương mại sẽ tiếp tục quá trình hồi phục. Chỉ số PMI ở các đối tác xuất nhập khẩu chính của Việt Nam liên tục ghi nhận mức trên 50 trong vài tháng trở lại đây thể hiện hoạt động sản xuất đang tiếp tục hồi phục bất chấp làn sóng Covid-19 thứ 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác xuất nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng dương kể từ tháng 6/2020”.

Trong trung và dài hạn, xuất nhập khẩu được kỳ vọng dẽ diễn biến tích cực. Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, ông Hoàng cho biết thêm. Dòng vốn FDI đăng ký mới và FDI giải ngân trong 10 tháng đầu năm 2020 lần lượt giảm 18.9% và 3.1% so với cùng kỳ. Đây là kết quả tương đối tốt so với mức giảm 40% của dòng vốn FDI thế giới.

Ngoài ra, các hiệp định Thương mại vừa được ký kết như hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong tương lai.

Trước câu hỏi vì sao các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam gặp khó khăn nhưng các cảng biển lại gia tăng giá dịch vụ xếp dỡ, ông Hoàng lý giải: “Cảng biển chỉ gia tăng phí xếp dỡ đối với hãng tàu, còn việc phí xếp dỡ giữa hãng tàu và chủ hàng không liên quan lắm. Việc tăng giá xếp dỡ được định hướng vào năm 2022 và 2023, chúng tôi đánh giá, trong khoảng thời gian đó dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát, hoạt động sản xuất được hồi phục nên sẽ không ảnh hưởng đến thị trường nội địa”.

Tiên Tiên

FILI