Vietnam Holding: Việt Nam vẫn tích cực trong trung hạn

Vietnam Holding: Việt Nam vẫn tích cực trong trung hạn

Theo Vietnam Holding, các yếu tố trung hạn cho Việt Nam vẫn tốt, khi thị trường này tiếp tục thu hút đầu tư từ các phần khác của châu Á, trở thành 1 phần của chiến lược đa dạng hóa sản xuất.

Trong tháng 2, giá trị tài sản trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV per Share) của Vietnam Holding tiếp tục giảm 3.5%, kém hơn so với với mức sụt giảm 3% của Vietnam All Share Index. Qua đó, từ đầu năm đến nay NAV per Share của Vietnam Holding đã giảm gần 8.9%.

Nguồn: Vietnam Holding

Thực tế, kết quả đi lùi trong tháng 2 của quỹ đến từ sự sụt giảm 14.2% của SCS (chiếm 5% NAV) và 7.3% của HPG (chiếm 4.8% NAV) dù các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như FPT (chiếm 13.7% NAV) và DXG (chiếm 4.3% NAV) vẫn tăng lần lượt 5.9% và 2.5%.

Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất
của Vietnam Holding
Nguồn: Vietnam Holding. Tính đến thời điểm cuối tháng 2/2020

Việt Nam vẫn tích cực trong trung hạn

Về tình hình của dịch Covid-19, Quỹ cho hay các biện pháp kiểm soát của Việt Nam nhằm chống dịch đã đem lại hiệu quả ban đầu và 16 người nhiễm bệnh đầu tiên đã hoàn toàn khỏi bệnh đồng thời được xuất viện vào cuối tháng. Thế nhưng, vào thứ 6 ngày 06/03, một người Việt ở Hà Nội vừa trở về từ Châu Âu được chuẩn đoán dương tính với Covid-19 đã lây nhiễm cho 15 người khác. Bên cạnh đó, nỗi lo sợ từ Ý khi cách ly 16 triệu người cùng với sự dao động mạnh của giá hàng hóa cũng như chứng khoán toàn cầu đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

SÁCH HAY Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán

🎓 Sự thật được tiết lộ về một Phù Thủy Chứng Khoán

🎓 Miễn phí giao sách

📞 Vietstock - 0908 16 98 98

>> Mua ngay

Ở một góc nhìn lạc quan hơn, Châu Âu và Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do trong tháng 2, cho thấy tinh thần sẵn sàng giao thương với thế giới (chiếm 200% GDP). Qua đó, tình hình thương mại trong 2 tháng đầu của năm 2020 có dấu hiệu tốt, dù đang thâm hụt thương mại nhẹ.

Ngoài ra, các yếu tố trung hạn cho Việt Nam vẫn tốt, khi thị trường này tiếp tục thu hút đầu tư từ các phần khác của châu Á, trở thành 1 phần của chiến lược đa dạng hóa sản xuất . Các nhà máy sản xuất tại Hàn Quốc cũng dời đến Việt Nam nhiều hơn, đồng thời công bố các kế hoạch đầu tư thêm các trung tâm R&D, điều này là một dấu hiệu tích cực cho lĩnh vực công nghệ của Việt Nam.

Vietnam Holding đã tăng tỷ trọng của nhóm ngân hàng

Theo Vietnam Holding, quỹ định vị mình trong việc tạo ra lợi nhuận từ xu hướng tiêu dùng và hiện đại hóa của nền kinh tế bằng cách đầu tư vào các nhóm ngành liên quan. Qua đó, quỹ đã đầu tư thêm vào mảng ngân hàng - mảng mà quỹ đánh giá đang có giá tốt và việc này đã làm tăng vốn hóa thị trường trung bình lên 440 triệu USD.

Vietnam Holding đã tăng tỷ trọng của nhóm ngân hàngtừ 9% trong tháng 1/2020 lên 11% trong tháng 2/2020
Nguồn: Vietnam Holding. Tính đến thời điểm cuối tháng 2/2020

Trong đó, MBB (chiếm 7% NAV) đã tăng vốn 99 triệu USD thông qua việc phát hành riêng lẻ 64.3 triệu cp mới và chuyển nhượng 21.4 triệu cp quỹ đến các tổ chức đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu này, nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phiếu MBB phải trả khoảng phí bằng 25% giá niêm yết, gần đạt mức trần cho room khối ngoại (FOL).

Ngoài ra, trong tháng qua, 2 bộ chỉ số mới được lập ra, đi kèm với 2 quỹ ETFs nội địa, bao gồm một chỉ số tập trung vào mảng ngân hàng, một chỉ số tập trung vào các cổ phiếu FOL. Qua đó, quỹ kỳ vọng dòng tiền vào 2 quỹ ETFs này sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến các cổ phiếu trong danh mục của quỹ vốn đang có mức PE khá rẻ là 9.7x.

Như Xuân 

FILI