Sacombank chi ngàn tỷ tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Sacombank chi ngàn tỷ tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để có thể ổn định và mở rộng sản xuất, doanh nghiệp cần được tiếp cận nguồn vốn đủ và kịp thời với mức chi phí hợp lý. Điều này càng trở nên cấp thiết khi những tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn dư âm và các xung đột địa chính trị trên thế giới vẫn đang làm mất cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Động lực cốt lõi cho sự phục hồi

Trải qua một năm nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp Việt vẫn không ngừng nỗ lực phục hồi và giữ vững đà phát triển, góp phần tạo nên thành quả ấn tượng cho nền kinh tế nước nhà. Bằng chứng là tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đã lập kỳ tích khi chỉ số GDP ước đạt 8.02%, mức tăng trưởng kỷ lục kể từ năm 2011. 

Tuy nhiên, trên chặng đường duy trì thành quả này, các doanh nghiệp đang gặp điểm nghẽn lớn khi việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần vì thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường trái phiếu trở nên kém hấp dẫn khiến doanh nghiệp khó chủ động gọi vốn như trước đây, mọi nguồn cung vốn đều trông chờ vào kênh ngân hàng. Phần khác, lãi suất cho vay từ các ngân hàng tăng từ quý 4/2022, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs vốn có hệ thống quản trị tài chính còn nhiều hạn chế càng khó tiếp cận vay vốn. Nhu cầu này càng trở nên bức thiết khi các nền kinh tế trên thế giới đang bắt đầu chạy đà cho một năm tài chính mới, rất nhiều cơ hội giao thương được mở ra và doanh nghiệp cần được “nạp” đủ nguồn lực để nắm bắt kịp thời.

“Bơm vốn” ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

Thấu hiểu tình hình này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong tiếp cận vốn như: Triển khai chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng; triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất cho một số nhóm, ngành lĩnh vực; giãn, hoãn thời gian nộp một số khoản thuế;… Và để góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định nguồn vốn của Chính phủ, sự đồng hành, hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng được xem là điều kiện tiên quyết.

Ý thức được vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, Sacombank đã kịp thời đem đến các giải pháp tài chính cấp thiết. Điển hình như trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng đã triển khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, đối với những khoản vay mới hoặc ngắn hạn bằng VNĐ, mức lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ từ 5.5%/năm. Tiếp theo đó, đầu năm 2023, mặc dù mặt bằng lãi suất tăng cao, Sacombank vẫn dành nguồn ưu đãi 5,000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn để thanh toán hàng nhập khẩu, làm hàng xuất khẩu với lãi suất cho vay tối thiểu chỉ 7.5%/năm. Hay mới đây, trong chương trình Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực TP.HCM 2023, Sacombank đã tiếp tục tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, dành tổng nguồn vốn 1,000 tỷ đồng với mức lãi suất giảm bình quân khoảng 2.5%/năm và mức lãi suất giảm cao nhất 4.4%/năm so với lãi suất thông thường để tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

FILI