Nhịp đập Thị trường 16/03: Kéo từ từ, xả trong chốc lát, VN-Index mất gần 15 điểm

Nhịp đập Thị trường 16/03: Kéo từ từ, xả trong chốc lát, VN-Index mất gần 15 điểm

Bất ngờ tiếp tục xảy ra vào cuối phiên chiều, trước đợt ATC chỉ chừng 15 phút. Cụ thể, chỉ số VN-Index tưởng như được kéo hồi từ từ khi giao dịch gần hết phiên chiều, nhưng khi đến 14h15 thì đột ngột bị giật sâu xuống dưới 1,044 điểm, tức mất 7 điểm “trong nháy mắt”, tạo đáy mới trong ngày. Dù được kéo trở lại vài điểm khi đóng cửa, nhưng cuối cùng VN-Index vẫn giảm gần 15 điểm so với chiều qua. Diễn biến này cũng lan tỏa sang cả 2 chỉ số chính 2 sàn còn lại.

Như vậy vào cuối phiên chiều nay, sàn HOSE vẫn có gần 80% số cổ phiếu giảm giá. Nhóm VN30 cũng có đến 27 cổ phiếu giảm giá (so với chỉ 2 tăng giá). Trên nhóm vốn hóa tỷ đô, VIC không còn tăng giá, mà đã giảm đến 1.3%. VRE là mã duy nhất trong nhóm này tăng giá, ngoài ra có thêm 2 gương mặt mới là SABEIB. Ở nhóm Large Cap còn lại, cũng như Mid Cap, chưa đến 10 cổ phiếu tăng giá. Duy chỉ có ở Small Cap là còn khá nhiều cổ phiếu tăng giá, trong đó có những mã tăng hơn 5% như TDW, VMD, SGR, MDG, HRC, HAP

Diễn biến 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cho thấy vẫn chịu ảnh hưởng từ VN-Index, nhất là thời điểm bị xả, tuy vậy vào lúc đóng cửa, vị thế 2 chỉ số này tạm coi giảm nhẹ hơn 1 chút, nhất là UPCoM-Index. Dù vậy ở cả 2 nhóm Large Cap trên 2 sàn này, nhìn chung cũng chả khác gì ban sáng, hầu như là giảm giá.

Ở góc độ nhóm ngành trên cả 3 sàn,nhìn chung vẫn là sắc đỏ trên hầu hết các nhóm lớn lẫn nhỏ. Tuy nhiên nước, và có thêm điện, là 2 nhóm ngành nhỏ như nổi bật trong phiên chiều.

EIB trở thành cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng giá trên sàn HOSE. Nhóm này, có đến 15/17 cổ phiếu giảm giá, mức giảm bình quân gần 2%, vị thế tương tự ban sáng. STB, OCB, VIB tiếp tục giảm hơn 2%, nhưng cũng có 1 số mã giảm sâu hơn ban sáng, ví dụ như HDB, MSB, MBB, ACB… có vẻ như thông tin về Credit Suisse dù không hề liên quan trực tiếp, nhưng vẫn tác động theo 1 cách nào đó lên tâm lý NĐT.

DIG trở thành cổ phiếu tăng tốt nhất trong số các tên tuổi BĐS tầm trung trên sàn HOSE với mức tăng bất ngờ hơn 2% vào cuối phiên chiều (dù đó cũng chưa phải là mức tăng cao nhất trong phiên chiều). VRE, DXG cũng là mã giữ được sắc xanh dù khá nhạt, còn VICSJS thì đã đổi sang màu đỏ. Đa số các tên tuổi còn lại vẫn giảm loanh quanh trong phạm vi 1-3%.Nhóm nước tiếp tục có nhiều cổ phiếu giữ được đà tăng giá trong phiên chiều, như GDW, CMW, DNA hay NQN.

Nhóm sản xuất điện cũng bất ngờ có khá nhiều mã tăng giá khi đóng cửa, dù ban sáng chủ yếu là đứng giá, ví dụ như CHP, VSH, ND2, HND, SHP, TBC… và nhất là DNH, mã này tăng đến 12% với chỉ 1 lô khớp duy nhất vào đúng phút cuối cùng.

Khối ngoại đã quay lại vị thế mua ròng nhẹ vào cuối phiên chiều nay, trên 87 tỷ đồng, tuy nhiên ở 1 số chứng khoán nhất định thì cũng có những thay đổi đáng kể, ví dụ như họ đẩy mạnh mua vào  ròng ở HPG, POW VND, SHB, VRE, VHM… đồng thời cũng bán ròng mạnh ở FUEVFVND, STB, HDB

Phiên sáng: VN-Index hồi nhẹ trong những phút cuối phiên có phải là dấu hiệu tích cực?

Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối phiên sáng nay, nhưng ngay trước khi ngưng giao dịch vài phút thì hồi nhẹ, dù không có khối lượng tăng đột biến đi kèm. Sàn HOSE có trên 80% số lượng cổ phiếu giảm giá, bao gồm hầu hết các mã vốn hóa tỷ USD, trừ VICVRE. Khối ngoại bất ngờ chuyển sang vị thế bán ròng nhẹ vào cuối phiên.

Chỉ còn 2 đại gia vốn hóa tỷ USD sàn HOSE tăng giá là VICVRE, cũng có nghĩa là không có đại gia ngân hàng nào tăng giá. Trong số 17 mã ngân hàng niêm yết trên sàn này, 16 mã giảm giá, trong đó có cả VCB. Duy nhât 1 mã đứng giá là LPB. Dù vậy nhìn chung các mã giảm giá vẫn không có giảm sâu thêm, đa số giảm dưới 1%, giảm trên 2% có STB, CTG, VPB, OCBVIB. Tính cả 3 sàn, nhóm ngân hàng chỉ có mỗi NVB tăng giá 100 đồng.

Khối ngoại đang bán ròng gần 70 tỷ đồng trong phiên sáng nay, vị thế đảo ngược do tăng bán ra, trong khi mua vào có vẻ chững lại. Top các cổ phiếu được mua nhiều vẫn là SSI, NVL, tuy nhiên khối ngoai bán mạnh ở chứng chỉ FUEVFVND và 2 cổ phiếu HPGSTB.

2 chỉ số HNX Index và Upcom Index cũng đều giảm sâu đồng nhịp với VN-Index, chỉ riêng mỗi HNX-Index là thỉnh thoảng đi kèm với khối lượng khớp tăng đột biến. cũng trên sàn HNX này, chỉ có vài largecap giữ được đà tăng giá là NTP, PVI, SCGNVB. Sàn Upcom hầu như không có largecap nào tăng giá, dù có mấy mã hồi về tham chiếu, ví dụ như KLB, SNZ, MVN hay VEF.

Tổng thể 3 sàn, không có nhóm ngành lớp trong Top10 tích cực, và tương tự ở nhóm hầu hết các nhóm ngành nhỏ hơn, tức là đa số cổ phiếu giảm giá. Duy có nhóm cấp nước lại là đặc biệt tích cực, với nhiều mã tăng trên 5% như GDW, CMW, DNA hay NQN.

2 mã nổi bật nhất nhóm dầu khí nhà PVN là GASPVI thì đều xấu đi trong nửa cuối phiên sáng, cụ thể GAS giảm hơn 2,4% còn PVI chỉ còn tăng hơn 1% (trước đó tăng 6%). Các tên tuổi khác vẫn ổn định với mức giảm 2-3% như PVD, PVS, PVB, PVC, BSR, OIL, PVT

VICVRE là 2 cổ phiếu đại gia tăng giá từ sớm và giữ nguyên săc xanh cho đến cuối phiên sáng, nhưng coi như chả liên ca gì đến nhóm ngành BĐS. Thực tế trong nhóm này, vẫn có vài tên tuổi khác tăng giá như DXG, SJS… hay SGR, mã này tăng tới 6.7%, tuy nhiên đa số tên tuổi khác vẫn giảm 1-2% hoặc hơn. NVL được khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu từ sớm, nhưng đang giảm 1.8%.

10h30: VN-Index giảm sâu 10 điểm, chưa thấy lực bắt đáy

Sàn HOSE vào giữa phiên sáng nay đang có gần 80% số cổ phiếu giảm giá, tức hơn 300 mã, trong khi chỉ có chưa đến 50 mã tăng giá. Chỉ số VN-Index giảm hơn 10 điểm, tức bay mất gần 1 nửa thành quả của ngày hôm qua. Trong khoảng thời gian giảm điểm đó, chỉ có 2 lần lượng giao dịch tăng vọt, nhưng không mang lại tín hiệu hồi phục nào. VICVRE tuy sớm tăng giá trở lại có phần bất ngờ, nhưng cũng không thể kéo được chỉ số. Tuy nhiên khối ngoại đang đẩy mạnh mua vào, cũng là yếu tố an ủi.

2 chỉ số chính trên sàn HNX và UPCoM cũng rơi theo VN-Index, nhưng lưu ý trên HNX có khá nhiều thời điểm lượng giao dịch tăng vọt, có lẽ chủ yếu diễn ra ở các mã nhỏ. Trên 2 nhóm Large Cap của 2 sàn này, số lượng cổ phiếu tăng giá rất ít, nhất là UPCoM gần như không có.

VCB đã hồi lại 100 đồng trên tham chiếu, nhưng hầu như các tên tuổi ngân hàng khác trên sàn HOSE vẫn giảm từ 1-2% trở lên, mức giảm mạnh hơn so với đầu phiên. Trong số này, STB hay OCB vẫn giảm hơn 2%, ngoài ra còn có thêm EIB, CTG, VPB

GAS đang giảm 1.7% tức sâu hơn nhiều so với đầu phiên. Hàng loạt các tên tuổi dầu khí nhà PVN khác cũng giảm sâu, nhưng không đổi mấy so với đầu phiên như BSR, PVD, PVS, PVB, PVC, OIL, PVT… Riêng PVI vẫn tăng 6% với thêm 1 lô khớp lệnh nữa.

SSI, VND là 2 cái tên tăng giá trong nhóm cổ phiếu chứng khoán, bên cạnh VCI vốn tăng lẻ loi từ sớm. Nhóm này vốn nổi chìm theo cùng diễn biến ngắn hạn của thị trường, vậy nên khi SSIVND bất ngờ tăng giá, liệu có phải là tín hiệu gì lạc quan không?

Khối ngoại đang đẩy mạnh mua vào, nhưng cũng bán ra nhiều hơn, nên lượng mua ròng vẫn chỉ chừng gần 20 tỷ. Trong số những cổ phiếu được mua vào nhiều, đáng chú ý nhất là SSI, NVL, HPG. ACB được giao dịch nội khối hơn 14 triệu cổ phiếu. Quỹ Fubon đang được cho là đã giải ngân sáng nay.

Mở cửa: Đà tăng mạnh biến mất, VN-Index giảm nhẹ trở lại

VN-Index mở cửa giảm nhẹ chừng 5 điểm, có lẽ chịu ảnh hưởng từ diễn biến sàn Mỹ đêm qua, dù sáng nay chỉ số DJ future đã tăng nhẹ trở lại. Cũng phải nói, trong 3 phiên vừa qua, sàn chứng Việt Nam đón nhận khá nhiều tin vĩ mô trong nước lẫn thế giới, cả tích cực lẫn tiêu cực, nên chỉ số dao động theo khá mạnh nhưng giật cục.

Sàn HOSE có hơn 70% số lượng cổ phiếu giảm giá khi mở cửa. Trong các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS, xây dựng, dầu khí… hầu hết đều nhuốm màu đỏ. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, khó mà tìm thấy nhóm nào tích cực, đúng hơn là có số ít nhóm như dược, điện, cảng biển, xi măng… là có nhiều mã phòng thủ bằng cách… đứng giá hay chưa có giao dịch. Điều an ủi là khối ngoại đang mua ròng nhẹ ngay từ sớm, và hy vọng tăng mua trong những phút tới.

VCB mở cửa giảm giá, nhưng sau vài phút đã tăng trở lại. Dù vậy, ngoài VCB, chỉ có thêm vài mã ngân hàng khác tăng giá, còn lại đều giảm, có mã giảm trên 2% như STB hay OCB. Thông tin mới nhất từ NHNN có vẻ như sớm hết ảnh hưởng tích cực lên nhóm này chăng?

Nhóm dầu khí nhà PVN cũng đỏ lòe, có lẽ do giá dầu thế giới đang có chiều hướng giảm khá mạnh trong tuần này. Hiện dầu Brent future đang chỉ còn khoảng 74 USD/thùng. GAS mở cửa đứng giá, nhưng sau đó giảm ngay 500 đồng. Các tên tuổi khác giảm từ… 3% trở lên có không ít, như PVD, PVS, PVB, BSR… Tuy nhiên PVI lại là mã nổi bật nhất khi tăng 6% với 1.000 cổ phiếu được khớp.

PVI cũng đang là cổ phiếu nổi bật nhất trong nhóm Large Cap sàn HNX. Ngoài ra, còn 1 số Large Cap tăng giá như KSF, NVB, SCG…, tuy nhiên chỉ số HNX-Index thì đã sớm đỏ ngay cả khi HOSE còn chưa giao dịch.

Tương tự, chỉ số UPCoM-Index cũng giảm điểm từ sớm. Điều đáng nói là trên nhóm Large Cap sàn này (vốn đông hơn nhiều so với HNX và mức vốn hóa cũng tiệm cần so với Large Cap sàn HOSE) hầu như không có mã nào tăng giá. Thay vào đó có khá nhiều sắc đỏ như BSR, OIL, VTP, VGI

Hoàng Nam

FILI