HOSE đang sử dụng bộ chỉ số phân ngành nào?

HOSE đang sử dụng bộ chỉ số phân ngành nào?

Trên thị trường chứng khoán, hiện nay Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đang phân chia các ngành như thế nào?

1. Hiện tại, HOSE đang sử dụng bộ chỉ số phân ngành nào?

  • GICS (Global Industry Classification Standard)
  • ICB (Industry Classification Benchmark)
  • VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification)
  • ISIC (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities)

GICS (Global Industry Classification Standard – Chuẩn phân ngành toàn cầu) được phát triển và là tài sản độc quyền của MSCI Inc. và Standard & Poor’s.

Đầu năm 2016, HOSE đã chính thức công bố bộ chỉ số phân ngành này cho các doanh nghiệp niêm yết. Chuẩn phân ngành GICS có 4 cấp độ từ tổng quát đến chi tiết như sau: Lĩnh vực (Sector) đến nhóm ngành (Industry Group), sau đó là ngành (Industry) và cuối cùng là tiểu ngành (Sub-Industry). Tại mỗi cấp độ, công ty chỉ được phân vào một hạng mục duy nhất
Chuẩn phân ngành GICS® được sử dụng để xác định hoạt động kinh doanh chính của mỗi công ty. Theo quy tắc chung, một công ty sẽ được phân loại vào Tiểu ngành nếu doanh thu từ Tiểu ngành đó chiếm tối thiểu 60% cơ cấu doanh thu của công ty. Trường hợp công ty kinh doanh đa ngành nghề mà không có Tiểu ngành nào đóng góp hơn 60% doanh thu thì công ty sẽ được phân vào Tiểu ngành tạo ra doanh thu chủ đạo. Trường hợp không có Tiểu ngành nào tạo ra doanh thu chủ đạo, việc phân ngành sẽ dựa vào các phân tích cụ thể hơn, sâu hơn dựa vào dữ liệu sẵn có và thông tin thị trường để đảm bảo thể hiện chính xác nhất bản chất kinh doanh của công ty. Đối với các trường hợp niêm yết mới, việc phân loại sẽ dựa vào mô tả các hoạt động của công ty và kết quả kinh doanh trong bản cáo bạch.

Nhằm đảm bảo độ chính xác và tính thực tế của GICS®, khi công ty tiến hành tái cấu trúc hoặc khi báo cáo thường niên mới được công bố, sẽ tiến hành đánh giá lại và bổ sung, thay đổi phân loại nếu cần thiết. Với mục tiêu cung cấp một hệ thống phân ngành ổn định, các thay đổi sẽ được giới hạn ở cấp Tiểu ngành, bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng nhất thời tới hiệu quả các hoạt động của công ty.

Trước đó, từ những năm 1990, Việt Nam có hai hệ thống phân ngành chính là Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993) và Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007 (VSIC 2007). VSIC là viết tắt của Vietnam Standard Industrial Classification.

2. Hệ thống phân ngành trên có bao nhiêu nhóm ngành lớn?

  • 9
  • 10
  • 11
  • 12

Bao gồm các ngành Tài chính (Financial), dịch vụ viễn thông (Communication Services), hàng tiêu dùng thiết yếu (Consumer Staples), bất động sản (Real Estate), dịch vụ tiện ích (Utilities), hàng tiêu dùng (Consumer Discretionary), chăm sóc sức khỏe (Health Care), công nghiệp (Industrials), công nghệ thông tin (Information Technology), nguyên vật liệu (Materials) và năng lượng (Energy).

3. Hai ngành có vốn hóa lớn nhất thị trường là?

  • Tài chính, Tiện ích
  • Ngân hàng, Bất động sản
  • Tài chính, Bất động sản
  • Công nghệ thông tin, Hàng tiêu dùng

Tính đến 25/02/2023, vốn hóa ngành tài chính (Financial) đạt hơn 1.7 triệu tỷ đồng, chiếm 41% vốn hóa toàn thị trường. Còn vốn hóa ngành bất động sản (Real Estate) đạt hơn 687.6 ngàn tỷ đồng, chiếm 16% trong tổng vốn hóa toàn thị trường. Hai ngành đã chiếm hơn 57% vốn hóa thị trường.

 Trạng Chứng

FILI