Nhịp đập Thị trường 12/05: VN-Index lại rớt mạnh lần thứ hai trong tháng “Sell in May”

Nhịp đập Thị trường 12/05: VN-Index lại rớt mạnh lần thứ hai trong tháng “Sell in May”

VN-Index lại có thêm 1 phiên giảm hơn 50 điểm trong tháng 5 này, cụ thể là giảm gần 63 điểm vào cuối phiên chiều nay, với hơn trăm mã giảm xanh mặt, tức rớt sàn trên HOSE. Tuy nhiên thanh khoản cũng tăng mạnh hơn hẳn so với ngày hôm qua, dù còn lâu mới đạt bằng bình quân của các tháng trước đây.

VN-Index như vậy đã rớt mạnh lần thứ 2 chỉ trong nửa đầu tháng 5, tháng được coi là “Sell in May”. Trước đó trong tháng Tư, cụ thể là ngày 25/4 chỉ số cũng rớt hơn 68 điểm.

Xem thêm các chỉ số lớn trên sàn châu Á, có thể nhận ra rằng các chỉ số này cũng hầu hết đều giảm, thậm chí giảm mạnh hơn so với ban sáng, nhưng giảm đến 4.8% thì chỉ có ở VN-Index mà thôi.

Trên sàn HOSE vào cuối chiều nay, chỉ có chưa đến 10% số cổ phiếu tăng giá, ngược lại có đến 85% giảm giá. Thậm chí ở nhóm Large Cap chỉ có 4 mã tăng giá là SAB, PGV, BHNEIB. Số lượng Mid Cap tăng giá cũng chỉ vỏn vẹn chừng 5 mã. Mở rộng 3 sàn, số cổ phiếu tăng giá chiếm 15%, so với 77% giảm giá.

Cổ phiếu giảm sâu, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng hôm nay (tính theo số lượng). Cụ thể họ bán tới hơn 6 triệu cổ phiếu, bán ròng cả trên nhiều Large Cap rớt sàn trên HOSE, dù không có tập trung lệnh lớn vào mã nào. Điểm sáng là họ mua ròng mạnh ở STB.

Tuy nhiên trên 3 sàn tính ra vẫn còn khá nhiều cổ phiếu tăng giá bất chấp từ phiên sáng cho đến cuối ngày, không bị ảnh hưởng bởi “đám đông”. Những cổ phiếu đó có thể kể đến như GE2, SAB, BHN, CC1, CRE, ABI, EIB, PMS… và điều thú vị là đa số cổ phiếu này đều rất… kém thanh khoản (lượng khớp trong ngày rất thấp).

Trong 1 ngày cả thị trường rớt thảm, 2 đại gia ngành bia là SABBHN bỗng dưng tăng giá, mà đâu chỉ tăng trong phiên chiều, 2 cổ phiếu này tăng cả trong hầu hết thời gian của phiên sáng.

14h20: Bán trên diện rộng, VN-Index rớt 60 điểm

Đà bán xuất hiện mạnh dần trong phiên chiều, cho đến 14h15 thì VN-Index đã mất hơn 60 điểm. Cả 3 sàn có 159 mã giảm sàn, hơn 600 mã giảm và chỉ 128 mã tăng.

Diễn biến các nhóm ngành tính đến 14h20

VN-Index lại giảm sâu, nhưng đã xuất hiện lực cầu cuối phiên sáng

VN-Index tiếp tục giảm thêm trong nửa cuối phiên sáng nay, đến trưa giảm tổng cộng 25 điểm. Chỉ số nhóm VN30 thậm chí còn giảm tới 30 điểm. Kết quả tiêu cực này nếu so với diễn biến của các sàn châu Á khác thì hóa ra VN-Index cũng chạy theo đám đông mà thôi. Điểm đáng chú ý là vào gần cuối phiên sáng, khi chỉ số giảm sâu hơn, thì lực cầu bỗng tăng lên. Dù chỉ kéo chỉ số hồi được vài điểm, nhưng rõ ràng là đang có người muốn gom hàng bắt đáy, hoặc nhân cơ hội nhặt hàng giá rẻ. Thanh khoản trên sàn HOSE cũng vì thế mà tăng ngang bằng so với phiên sáng qua.

Trên sàn HOSE vào giờ nghỉ trưa, có đến gần 80% số cổ phiếu giảm giá, phân bố trên hầu hết các nhóm ngành lớn nhỏ. Trên nhóm Large Cap, cũng chỉ còn có GMDVGC là còn tăng trên 2%. Tương tự midcap chỉ còn vài mã tăng hơn 3%, riêng Small - Cap dù vẫn có khá nhiều mã tăng hơn 4%, nhưng về tổng thể thì số lượng cổ phiếu giảm giá vẫn áp đảo.

Nhóm VN30 có đến 28 cổ phiếu giảm giá vào cuối phiên sáng so với SAB tăng giá và GVR đứng giá. Tuy vậy lực cầu ở nhóm này cũng tăng bất ngờ trong 15 phút cuối phiên, trong đó có thể nhận ra ở 1 số mã như HPG, MBB, MSN, MWG, VHM, VIC

Diễn biến trên sàn HNX có vẻ tương tự HOSE, kể cả có hiện tượng tăng lực cầu vào cuối phiên. Tuy nhiên sàn này cũng tràn ngập sắc đỏ, trong đó ở nhóm Large Cap, có khá nhiều mã giảm trên 3% như THD, MBS, SHS, VNRCEONVB vẫn tăng giá bất chấp, nhưng mức tăng không còn mạnh như lúc đầu phiên.

Chỉ số Upcom Index cuối cùng cũng đổi màu chỉ trong vài phút cuối phiên sáng, bất chấp GE2SIP vẫn là 2 Large Cap tăng giá khá mạnh. KLB đã không còn tăng 709% như trong nửa đầu phiên, mà đến giờ đã giảm 0,7%. Tương tự là MCH, VTP, BSRKLB đã quay qua giảm giá, nhưng nhóm ngân hàng vẫn còn 3 mã khác tăng giá vào cuối phiên, bao gồm EIB, NVBPGB, trong đó 2 mã đầu tiên đã tăng ngay từ sớm và giữ được sắc xanh cho đến lúc nghỉ trưa. Đối với các mã còn lại, đa số giảm thêm so với đầu phiên, nhưng mức giảm bình quân chỉ khoảng 2-2,5%, còn khiêm tốn so với nhiều nhóm lớn khác trên cả 3 sàn.

10h30: Thanh khoản thấp, cầu yếu nên giá cổ phiếu tiếp tục giảm

Bất chấp các chỉ số future sàn Mỹ đang hồi nhẹ, bên sàn Việt, VN30 đang giảm sâu hơn 23 điểm, kéo theo VN-Index giảm hơn 18 điểm. Hầu hết Large Cap trên HOSE đều giảm giá. Thanh khoản sáng nay tiếp tục thấp hơn ngày hôm qua. Chỉ số HNX Index cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng UPCoM-Index, may thay vẫn có khá nhiều trụ đỡ, nên còn treo bên trên tham chiếu.

Trên sàn HOSE, chỉ còn vài mã vốn hóa lớn còn giữ được sắc xanh, ví dụ như EIB, GVR, GMD, PGV… Ở 2 nhóm Mid và Small Cap thì có nhiều cổ phiếu xanh hơn, trong đó cũng có những mã tăng giá mạnh như LGC, HDC, SJS, PNC, VMD… Tuy nhiên nhìn chung sàn HOSE đang ngập trong sắc đỏ, với hơn 70% số cổ phiếu giảm giá, so với chỉ chưa đến 20% tăng giá. Khối ngoại cũng đang bán ròng hơn 4 triệu cổ phiếu trên sàn này.

Cầm cự cho đến khoảng 10h thì HNX-Index cũng rơi mạnh hơn, hiện giảm tới 1.1%, trong đó nhiều Large Cap giảm từ 2-4% như MBS, NTP, IDC, THD, PVI, SHS… Ngạc nhiên là CEO lại tăng giá hơn 1%, và NVB tăng tới hơn 3%.

Sàn UPCoM vẫn có khá nhiều L arge Cap tăng giá khá mạnh, bao gồm GE2, KLB, MCH, SIP, VTP… trong đó có không ít mã giữ được đà tăng suốt từ đầu phiên. Đó có lẽ cũng chính là lý do chỉ số sàn UPCoM vẫn treo bên trên tham chiếu.

KLB vẫn là cổ phiếu ngân hàng tăng bắt mắt hơn 7% cho đến giữa phiên sáng nay, với chỉ 4 deal khớp lệnh từ đầu phiên. Ngoài ra, EIB cũng là cổ phiếu khác tăng đáng kể, hơn 3%. Còn lại đa số ngân hàng đều chìm trong sắc đỏ, với mức giảm trên 1%. STB, TCB, VPB… tiếp tục quá trình dò đáy 1 năm.

Sáng nay VHM tổ chức ĐHCĐ, nhưng giá cổ phiếu đang giảm gần 2%. Không rõ có phải thông tin về kế hoạch bất ngờ xây nhà ở xã hội, vốn không cùng đẳng cấp với các dự án từ trước đến nay của tập đoàn, là yếu tố kéo tụt giá cổ phiếu sáng nay hay không? Lưu ý rằng trong những tên tuổi niêm yết của nhóm ngành BĐS nhà ở, VHM thuộc về số ít cổ phiếu giảm giá dưới 10% trong đợt giảm chung của thị trường kể từ đầu tháng Tư tới nay, thậm chí còn tăng khá khá sau khi tạo đáy hồi cuối tháng Tư.

Nhóm xây dựng vẫn có không ít cổ phiếu tăng giá, đa số trong đó chính là những cái tên được nêu tăng giá ngay từ đầu phiên, ví dụ như CC1, CII, FCN, L14, LLM, LCG… Tương tự, nhóm VLXD, trong đó cụ thể là xi măng và gỗ - đá nội ngoại thất cũng có khá nhiều mã tăng giá, như HT1, BBS, CQT, PTB, TTF

AIC ra tin lợi nhuận quý 1 tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước, nhưng chưa thấy cứu được giá cổ phiếu. cổ phiếu này đang giảm hon 2% sáng nay, và tiếp tục dò đáy sau khi rớt hơn 20% kể từ đầu tháng Tư. Tương tự AIC, nhiều mã bảo hiểm khác cũng đang giảm giá từ 2-5% vào lúc này, trong đó giảm sâu có MICBIC. ABI là cổ phiếu hiếm trong nhóm còn tăng giá.

Thanh khoản giảm, dư nợ margin treo cao… nên có lẽ nhóm môi giới chứng khoán tiếp tục giảm cũng không có gì bất bình thường. Sáng nay đa số cổ phiếu nhóm này giảm trên 2%, cá biệt chỉ có vài mã, kiểu như TVB, WSS

Mở cửa giảm ngay 13 điểm, VN-Index tiếp tục bị DJ “đè”

Diễn biễn quay xe của các chỉ số chứng khoán lớn bên Mỹ sau khi ra tin về lạm phát có lẽ chính là tác nhân khiến VN-Index mở cửa giảm 13 điểm sáng nay. Trên sàn HOSE, có đến hơn 60% số cổ phiếu giảm giá ngay sau tiếng còi ATO. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp (dù còn quá sớm để đưa ra nhận định này). Diễn biến tiêu cực cũng thấy được ngay từ sớm trên sàn HNX và UPCoM, tuy nhiên điều thú vị là chỉ số sàn UPCoM lại tăng điểm.

Nhóm VN30 sau thời điểm ATO chỉ có 1 mã tăng giá là GVR, so với 23 mã giảm giá. Tuy nhiên mức giảm giá bình quân không quá lớn, đúng hơn là chưa có mã nào giảm quá 3%. Các cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm này, khá ngạc nhiên lại là những cổ phiếu được nhiều người đánh giá tốt cơ bản như FPT, PNJ, TPB

Cổ phiếu nhà PVN hầu hết giảm ngay từ khi mở cửa, bất chấp kết quả tích cực trong 2 phiên vừa qua. GASPVS hiện giảm giá sát 1%, PGS, PXS là những mã giảm mạnh hơn, trên 3%. Chỉ có BSR, PVG là 2 tên tuổi có được đà tăng giá ngay từ sớm. OIL khởi đầu trong sắc đỏ, nhưng rồi cũng tăng giá trở lại.

Ngược với cổ phiếu nhà PVN, PLX và 1 số mã phân phối xăng dầu khác lại tăng giá ngay từ đầu phiên, có lẽ nhờ thông tin tăng giá xăng trong nước.

Nhóm BĐS nhà ở lại tràn sắc đỏ trên diện rộng, tuy nhiên những cổ phiếu hot của ngày hôm qua, như DIG, HDC, NBB, SGR, VRC… lại đa số đứng giá hoặc giảm rất nhẹ. Có lẽ vẫn đang có lực cầu chờ chực ở những mã này, chỉ là chờ thời điểm thích hợp để vào mà thôi.

Cổ phiếu ngân hàng giảm nhiều, mức bình quân khoảng 1-1,5%, tuy nhiên trong nhóm này lại có 1 mã tăng bắt mắt: KLB, với mức tăng hơn 8%. KLB có lẽ cũng là cổ phiếu cùng với GE2, MCH… giữ cho chỉ số sàn UPCoM tăng điểm đầu phiên.

Xây dựng vẫn có 1 số mã tăng khá tốt sáng nay, như CII, CC1, FCN, L14, LCG, LLM

Hoàng Nam

FILI