Bảng xếp hạng vốn hóa: FPT và HPG bứt tốc, VNM tụt hạng

Bảng xếp hạng vốn hóa: FPT và HPG bứt tốc, VNM tụt hạng

Cú bứt tốc của Hòa Phát, FPT, MSN cũng như sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng tư nhân là những chuyển dịch đáng chú ý trong trên bảng xếp hạng vốn hóa năm 2021.

Mặc cho Covid-19 hoành hành, Tập đoàn Vingroup vẫn giữ vững ngôi vương vốn hóa trong nhiều năm liên tiếp với 367 ngàn tỷ đồng. Cánh tay bất động sản của ông lớn này, Vinhomes cũng vươn lên vị trí thứ 2 nhờ kết quả kinh doanh tích cực.

Tuy nhiên, thỏi nam châm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trong năm 2021 có lẽ là Hòa Phát. “Vua thép” Việt Nam không những chứng kiến sự bùng nổ trong việc làm ăn, mà còn thăng hạng vượt bậc trên bảng xếp hạng vốn hóa.

9 tháng đầu năm 2021, HPG lãi ròng kỷ lục 27 ngàn tỷ đồng, cùng với đó là những bước chuyển mình sang bất động sản, sản xuất container và đồ gia dụng. Trên thị trường chứng khoán, Hòa Phát lọt vào top 4 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất với vốn hóa tăng hơn 70 ngàn tỷ đồng trong năm 2021.

Tương tự, Masan cũng có bước thăng hạng đáng chú ý từ bậc 13 lên 5, với vốn hóa tăng 97 ngàn tỷ đồng lên 202 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2021.

Ngoài ra, FPT cũng tạo tiếng vang trong năm nay với “kế hoạch giải cứu hệ thống trong 100 ngày”. Trên bảng xếp hạng vốn hóa, FPT cũng tăng bậc từ 22 lên 19, với vốn hóa 84.4 ngàn tỷ đồng tại cuối năm 2021.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vua ngân hàng có sự phân hóa rõ ràng trong bảng xếp hạng khi sự yêu ghét của nhà đầu tư thể hiện rõ ràng giữa nhóm ngân hàng quốc doanh và tư nhân. Các ông lớn quốc doanh VCB, CTGBID đều hạ bậc, trong khi ngân hàng tư nhân như TCB, VPB, MBBACB có bước vươn mình mạnh mẽ. Điều này cho thấy dường như nhà đầu tư đặt nhiều niềm tin cho nhóm ngân hàng tư nhân thay vì nhóm ngân hàng quốc doanh.

Với Sabeco, đây là một năm buồn khi ông lớn ngành bia chịu tác động kép từ dịch Covid-19 và nghị định 10. Vì thế, vốn hóa thị trường của ông lớn bia rượu này giảm mạnh 28 ngàn tỷ đồng và tụt 8 bậc trên bảng xếp hạng (từ 9 xuống 17).

Còn VNM tụt từ hạng 4 xuống hạng 7, với vốn hóa giảm gần 47 ngàn tỷ đồng xuống còn 181 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2021. Đà giảm diễn ra giữa lúc ông lớn ngành sữa Việt Nam lay hoay tìm động lực tăng trưởng mới.

Trong năm 2021, dòng vốn dạt dào từ các nhà đầu tư trong nước góp phần nâng định giá của các doanh nghiệp Việt. Top 20 doanh nghiệp lớn nhất về vốn hóa trong năm 2021 chứng kiến vốn hóa tăng thêm tổng cộng 611 ngàn tỷ đồng.

Tính tới cuối năm, sàn HOSEHNX có 48 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC), CTCP Vinhomes (VHM) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Vũ Hạo

FILI