Kết quả ngành logistics phân hóa trong quý 3

Kết quả ngành logistics phân hóa trong quý 3

Khép lại quý 3, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành logistics cho thấy sự phân hóa rõ nét ở từng nhóm ngành. Trong khi nhóm hỗ trợ vận tải ghi nhận kết quả khá tích cực, nhóm vận tải đường thủy và khai thác cảng lại ngậm ngùi với con số đa phần đều kém khả quan.

Kết quả ngành logistics phân hóa trong quý 3

Theo dữ liệu của VietstockFinance, 28 doanh nghiệp logistics niêm yết đã tạo ra tổng cộng 11,302 tỷ đồng doanh thu (tăng 10%) và hơn 1,045 tỷ đồng lãi ròng trong quý 3 (tăng 24% so với cùng kỳ). Trong đó, có 13 doanh nghiệp tăng lãidoanh nghiệp giảm lãi7 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi và 1 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.

Kết quả khả quan ở nhóm hỗ trợ vận tải

Dẫn đầu đà tăng là Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) với lãi ròng thu về gần 93 tỷ đồng. Theo HAH, trong quý 3, giá cho thuê tàu, sản lượng vận tải và giá cước đồng loạt tăng dẫn tới lợi nhuận từ đội tàu khai thác tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Về hoạt động cảng và depot, sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot tăng do đội tàu đem lại. Ngoài ra, HAH còn ghi nhận phần lợi nhuận tăng thêm từ các Công ty liên kết.

Nhờ nâng cao hiệu suất lao động, tiết giảm chi phí và ghi nhận thêm khoản thu nhập khác đã giúp Container Việt Nam (HOSE: VSC) báo lãi ròng quý 3 tăng 69%, đạt 109 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của nhóm hỗ trợ vận tải kho bãi trong quý 3/2021.
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Hay như doanh thu và lãi ròng của CTCP Transimex (HOSE: TMS) cũng đồng loạt tăng tốc so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính tăng.

Về phía Gemadept (HOSE: GMD), lãi từ công ty liên doanh, liên kết tăng đã giúp lãi ròng tăng 31%, đạt gần 127 tỷ đồng. Được biết, tính đến cuối tháng 9, GMD đang sở hữu 19 Công ty con và 16 Công ty liên doanh, liên kết.

Một quý đượm buồn của nhóm vận tải đường thủy

Doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến CTCP MHC (HOSEMHC) báo lỗ ròng quý 3 hơn 41 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 63 tỷ đồng. MHC cho biết nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán.

Tính đến 30/09/2021, khoản mục chứng khoán kinh doanh của MHC ghi nhận gần 630 tỷ đồng, tăng 58% so với hồi đầu năm. Trong đó, MHC đang nắm giữ cổ phiếu tại Tập đoàn Gelex (HOSEGEX) và cổ phiếu của Tổng CTCP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải.

Đáng chú ý, MHC ghi nhận thêm khoản trái phiếu tại CTCP Đầu tư nước sạch và môi trường Eco&More (300 tỷ đồng) trong khi đầu năm không ghi nhận khoản này. Bên cạnh đó, MHC không còn đầu tư trái phiếu tại CTCP Mua bán nợ Thế hệ mới và ghi nhận thêm 50 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One nhằm sở hữu 15.62% vốn tại đây. 

Việc tạm ngưng kinh doanh do dịch Covid-19 đã khiến loạt con số tài chính của Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSESKG) tụt dốc trầm trọng. Theo đó, doanh thu lao dốc 95% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 4 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp báo lỗ gộp gần 21 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 22 tỷ đồng.

Nhu cầu vận chuyển giảm trong khi chi phí phục vụ tăng là tác nhân chủ yếu kéo giảm doanh thu và lãi ròng quý 3 của CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, HOSEPVT), xuống còn 1,680 tỷ đồng và 94 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của nhóm vận tải đường thủy trong quý 3. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Đi ngược lại xu hướng chung, Vận tải Biển Việt Nam (HOSEVOS) công bố lãi ròng đạt gần 186 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 22 tỷ đồng. Nhờ đó lỗ lũy kế của VOS tính đến cuối tháng 9 đã được cải thiện về mức lỗ 502 tỷ đồng (đầu năm lỗ hơn 909 tỷ đồng).

VOS cho biết đội tàu Công ty trong quý 3 và 9 tháng đầu năm hoạt động ổn định và hiệu quả hơn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, VOS tiếp tục ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô.

Trong quý 3, VOS đã thuê tàu trần tàu dầu sản phẩm Đại An trong thời hạn 3 năm và chuẩn bị nhận bàn giao tàu dầu sản phẩm Đại Phú cũng được thuê theo hình thức thuê tàu trần. Ngoài ra, VOS vẫn tiếp tục triển khai tái cơ cấu tài chính, tổ chức, đội tàu nên đã góp phần cải thiện kết quả chung của Công ty.

Nhóm khai thác cảng: Chiều giảm vẫn thắng thế

Mặc dù doanh thu Cảng Rau Quả (HNXVGP) đạt gần 2,146 tỷ đồng (tăng 6%) nhưng lãi ròng lại ghi nhận vỏn vẹn ở mức gần 219 triệu đồng, giảm 36% so với cùng kỳ.

Một trường hợp khác, ảnh hưởng của dịch Covid là nguyên nhân chính khiến Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNXMAC) báo lỗ ròng gần 506 triệu đồng (cùng kỳ lãi hơn 247 triệu đồng).

Kết quả kinh doanh của nhóm khai thác cảng trong quý 3. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trong khi đó, Cảng Nghệ Tĩnh (HNXNAP) ghi nhận doanh thu tăng 17%, lên gần 53 tỷ đồng và lãi ròng đạt gần 3.5 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Theo NAP, yếu tố làm tăng sản lượng và doanh thu là nhờ cơ cấu sản lượng một số mặt hàng qua Cảng tăng mạnh. Ngoài ra, NAP còn ghi nhận khoản thu nhập khác từ việc thanh lý tài sản.

Đua nhau vượt kế hoạch

Chỉ vừa kết thúc 3 quý đầu năm nhưng đã có 8 doanh nghiệp logistics vượt kế hoạch lợi nhuận 2021. Những gương mặt góp tên trong danh sách này lần lượt là VOS, TJC, HAH, PVT, DXP, VSA, SFIMHC.

Song song đó, 13 đơn vị khác đã thực hiện được hơn 75% mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, DS3PHP đã gần hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận được cổ đông giao phó trong năm 2021.

Trong khi đó, mục tiêu đem về hơn chục tỷ lợi nhuận trong năm 2021 dường như khá mong manh đối với MACSKG khi kết thúc 9 tháng, 2 đơn vị này lại báo lỗ lần lượt là 6 tỷ đồng và gần 19 tỷ đồng.

Doanh nghiệp logistics thực hiện kế hoạch doanh thu và lãi sau thuế năm 2021. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance, (*) Lãi trước thuế

* ‘Năm 2021, kết quả toàn ngành logistics chỉ đạt 70-80% so với năm trước’

* Ngành logistics sẽ dẫn đầu sóng tăng trưởng sau giãn cách?

Tiên Tiên

FILI