Những cổ phiếu VN30 tăng “bằng lần” sau 1 năm

Những cổ phiếu VN30 tăng “bằng lần” sau 1 năm

Tính đến giữa tháng 9/2021, chỉ số VN30-Index đạt mức tăng khoảng 73% sau 12 tháng. Rổ danh mục ghi nhận 26 mã tăng giá, trong đó có đến 12 mã “phi” bằng lần. Cùng Vietstock điểm lại những cổ phiếu đã giúp nhà đầu tư “ăn bằng lần”.

Những cổ phiếu VN30 tăng bằng lần qua 1 năm (giá điều chỉnh). Đvt: Đồng

SSI dẫn đầu về tăng giá

"Phi" nhanh nhất rổ VN30 trong 1 năm qua chính là SSI của Chứng khoán SSI. Cổ phiếu SSI đạt mức tăng 301%, tức gấp 4 lần.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Giá cổ phiếu RẺ hay ĐẮT?

 💡 Khai giảng: 27/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Động lực tăng giá của SSI đến từ bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà thăng hoa. Những yếu tố như thanh khoản thị trường cao, môi trường lãi suất thấp kéo dài và tỷ lệ gia nhập thị trường chứng khoán tăng mạnh của nhóm nhà đầu tư cá nhân,… hỗ trợ rất tốt cho ngành chứng khoán. Các cổ phiếu cùng dòng cũng có đà bật tăng bằng lần từ cuối năm 2020 đến nay, kể đến hàng loạt như HCM, VND, SHS, BVS, BSI,...

Theo SSI Research, tính đến hết quý 1/2021, các công ty chứng khoán trong khu vực đang được giao dịch với P/E và P/B 4 quý gần nhất trung bình là 25.1x và 2.8x. So với khu vực, các cổ phiếu chứng khoán của Việt Nam đang giao dịch với P/E và P/B quá khứ tương ứng là 13.9x và 1.6x, thấp hơn khá nhiều.

Nguồn: VietstockFinance

“Tân binh” GVR ghi dấu ấn đậm nét

Vào đợt review danh mục VN30-Index diễn ra vào tháng 7/2021, HOSE đã thêm mới 3 mã GVR, ACBSAB thay thế cho REE, TCHSBT.

Trong đó, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã ghi dấu ấn khả quan khi tăng 216% tức gấp 3.2 lần trong vòng 1 năm. Lưu ý rằng cơ cấu sở hữu tại GVR rất cô đặc khi cổ đông Nhà nước nắm đến 96.77% vốn.

Diễn biến giá cổ phiếu GVR qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Về hoạt động kinh doanh, giá mủ cao su gia tăng trong thời gian qua là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho GVR. Công ty đạt doanh thu thuần 10,551 tỷ đồng trong giai đoạn nửa đầu năm 2021, tăng 77% so cùng kỳ. Lãi ròng theo đó tăng trưởng gấp 2.5 lần, đạt 1,578 tỷ đồng.

Kế hoạch trong những năm tới của doanh nghiệp có tập trung vào phát triển khu công nghiệp. Việc sở hữu quỹ đất lớn tạo lợi thế cạnh tranh cho GVR có thể phát triển đất công nghiệp với chi phí thấp. Hơn thế nữa, Công ty cũng muốn tập trung hoàn thiện chuỗi giá trị của mảng cao su. Một lợi thế tài chính của GVR là nắm lượng tiền mặt lớn (đạt 6,558 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2/2021), có thể giúp Công ty chủ động đầu tư, M&A ngay khi có mục tiêu.

2 mã bất động sản PDRNVL

Nắm vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng tốc độ tăng giá 1 năm qua chính là PDR của Phát triển Bất động sản Phát Đạt, với mức tăng 182% tức gấp 2.8 lần.

Diễn biến giá cổ phiếu PDR qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Về kinh doanh, PDR báo lãi trước thuế đạt 637 tỷ đồng và lãi sau thuế 502 tỷ đồng, tăng lần lượt 82% và 80% so cùng kỳ. Công ty đã thực hiện 27% kế hoạch lãi trước thuế cả năm đề ra.

Theo phân tích của Mirae Asset, PDR hiện sở hữu hơn 470 ha quỹ đất, tập trung tại các địa phương giàu tiềm năng về du lịch và kinh tế như Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng. Đây được coi là hướng đi phù hợp trong bối cảnh tình hình bất động sản ở TP.HCM bị chững lại nhiều năm qua và giá đất tại các tỉnh vùng ven có chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, từ năm 2020 PDR đã và đang tiếp tục mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mới là mảng bất động sản công nghiệp.

Một mã bất động sản khác cũng tăng bằng lần là NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va, với mức tăng giá 122%.

Diễn biến giá cổ phiếu NVL qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Dự án Aqua City và NovaWorld Phan Thiết dự kiến sẽ hỗ trợ triển vọng tăng trưởng doanh số bán hàng năm 2021 của NVL. Theo Ban lãnh đạo, NVL đã bán trước khoảng 4,400 căn trị giá khoảng 45.5 ngàn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Mặc dù làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư hiện đang làm chững lại các hoạt động bán hàng, nhưng NVL vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì doanh số bán hàng tích cực cho các dự án trọng điểm nhờ vào giá trị thương hiệu và sự hiện diện tại TP. HCM.

Mặt khác, NVL vừa huy động 300 triệu USD thông qua trái phiếu chuyển đổi vào tháng 7/2021 và có kế hoạch đầu tư số tiền thu được vào việc mở rộng quỹ đất tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Vào quý 2/2021, Công ty đã mua lại quỹ đất 700 ha tại Mũi Né, nằm trong kế hoạch mở rộng lên 1,000 ha tại Bình Thuận.

Đà tăng của HPG liệu có tiếp tục chững lại?

Không thể không nhắc đến sự góp mặt HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Cổ phiếu đại diện ngành thép đạt mức tăng 178%, tức gấp 2.8 lần sau 1 năm.

Cơn bão giá thép từ cuối năm 2020 kéo dài đến những tháng đầu năm 2021 đã giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực tôn thép hưởng lợi không nhỏ, khi doanh thu lợi nhuận đều tăng vọt.

Nguồn: VietstockFinance

Riêng HPG liên tục báo lãi lớn trong những tháng vừa qua. Lãi ròng đạt đỉnh lịch sử 9,721 tỷ đồng vào quý 2/2021, nằm trong top những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất toàn thị trường.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo giá thép trong nước sẽ dần điều chỉnh trong nửa cuối năm 2021; do đó, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất thép (bao gồm HPG) sẽ giảm từ mức rất cao trong 6 tháng đầu năm 2021. Biên lợi nhuận HPG theo đó có thể giảm mạnh hơn dự kiến do giá thép điều chỉnh. Bù lại, các chuyên gia cho rằng HPG sẽ được hưởng lợi từ việc tăng chi tiêu của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng khi ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 giảm dần.

Lĩnh vực bán lẻ - tiêu dùng gọi tên MSNMWG

Ở lĩnh vực bán lẻ - tiêu dùng, VN30 ghi nhận 2 mã thành viên đã tăng bằng lần gồm MSN (tăng 149%) và MWG (tăng 104%).

MSN Diễn biến giá cổ phiếu MSN qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Tập đoàn Masan (MSN) công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 khả quan với doanh thu thuần đạt 41,196 tỷ đồng (tăng 16% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế trừ lợi ích thiểu số đạt 979 tỷ đồng (tăng 737% so cùng kỳ), thực hiện lần lượt 45% và 39% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận (cận dưới) đã đề ra.

Theo báo cáo cập nhật tháng 8/2021, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng tăng trưởng doanh thu của MSN sẽ đến từ mọi mảng kinh doanh trong năm 2021 và 2022. Tổng doanh thu ước đạt 92,553 tỷ đồng (tăng 20% so cùng kỳ), tương đương với dự phóng của MSN là 92,000 tỷ đồng trong 2021.

PHS nhận định rằng năm 2021 là năm chuyển mình của MSN với những chiến lược mới, đặc biệt là “cải tổ” hiệu quả VinCommerce (VCM). Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát triệt để cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng doanh thu của MSN khi kết quả kinh doanh chuỗi siêu thị VinMart sụt giảm mạnh và MSN vẫn chưa thể triển khai tăng tốc mở cửa hàng mới tại TP HCM và Hà Nội.

Sang năm 2022, các chuyên gia kỳ vọng sau khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, những cửa hàng theo mô hình mới của chuỗi bán lẻ VCM có thể được triển khai trên diện rộng, đây là động lực tăng doanh thu. Ước tính doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 32% trong 2022.

Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cũng ghi nhận những tác động trái chiều từ dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh. Trong 7 tháng đầu năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 71,986 tỷ đồng (tăng 12% so cùng kỳ) và lãi sau thuế 2,784 tỷ đồng (tăng 18% so cùng kỳ). Doanh thu online đóng góp hơn 6,400 tỷ đồng (tăng 14%). Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lãi sau thuế cả năm. Tuy nhiên theo MWG, nếu các biện pháp giãn cách còn tiếp tục kéo dài trong các tháng cuối năm, kế hoạch kinh doanh Công ty đề ra cho 2021 sẽ khó thực hiện được.

Cổ phiếu MWG đạt mức tăng giá 104% tức gấp đôi sau 12 tháng gần đây (tính đến 14/09/2021).

Diễn biến giá cổ phiếu MWG qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

4 cổ phiếu ngân hàng góp mặt

Đà tăng của thị trường chứng khoán 1 năm qua không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của nhóm ngân hàng. Xét riêng rổ VN30, có đến 9/10 mã ghi nhận tăng giá; trong đó 4 mã tăng giá bằng lần, gồm VPB, TCB, MBBSTB.

Diễn biến giá cổ phiếu VPB, TCB, MBBSTB qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Theo báo cáo chiến lược tháng 9/2021 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) việc điều chỉnh room tín dụng sắp tới có thể được công bố vào cuối tháng 9 sẽ là yếu tố hỗ trợ với nhóm ngân hàng. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng có thể tích cực hơn trong tháng 9 do các ngân hàng chưa sử dụng hạn mức nhiều sẽ tập trung cho vay ngắn hạn để sử dụng room. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến có thể tác động tiêu cực nếu các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt như hiện tại không được dỡ bỏ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các quý sắp tới.

FPT vẫn “sống khỏe” giữa đại dịch

Công nghệ được các chuyên gia đánh giá là một trong những ngành hưởng lợi, “sống khỏe” giữa đại Covid-19.

Tập đoàn FPT ghi nhận doanh thu và lãi trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 19,002 tỷ đồng và 3,428 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 20% so với cùng kỳ, tương đương 103% và 104% kế hoạch. Lãi ròng và EPS lần lượt đạt 2,233 tỷ đồng và 2,467 đồng, tăng 16% so cùng kỳ và tương đương 102% kế hoạch.

Vào hồi tháng 5/2021, FPT đã công bố thương vụ sáp nhập với Base.vn. Thương vụ này có thể thúc đẩy mảng công nghệ thông tin trong nước của FPT, và sẽ tiến một bước dài trong chiến lược phần mềm như dịch vụ (SaaS) của FPT.

Theo báo cáo cập nhật tháng 8/2021 của Chứng khoán MB (MBS), biên lợi nhuận trước thuế năm 2021 của FPT dự kiến không đổi so với năm trước, do Công ty chuyển sang các hợp đồng có giá trị gia tăng cao hơn. Mảng viễn thông tăng trưởng lợi nhuận tích cực chủ yếu từ PayTV; trong khi đó mảng giáo dục có thể giảm nhẹ do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên thời gian tuyển sinh và nhập học bị trì hoãn.

Trong giai đoạn 1 năm vừa qua, cổ phiếu FPT đạt mức tăng giá 123%, tức gấp 2.2 lần.

Diễn biến giá cổ phiếu FPT qua 1 năm
Nguồn: VietstockFinance

Duy Na

FILI