Nhịp đập Thị trường 16/09: VIC khớp lệnh cao nhất trong 5 năm qua

Nhịp đập Thị trường 16/09: VIC khớp lệnh cao nhất trong 5 năm qua

VIC có một phiên khớp lệnh cao nhất trong hơn 5 năm trở lại đây khi cổ phiếu này về mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Cụ thể, VIC khớp lệnh hơn 15 triệu cp, tính cả thỏa thuận 3.75 triệu cp thì hôm nay khối lượng giao dịch ở mã này đạt gần 19 triệu cp, tương ứng giá trị 1,680 tỷ đồng. Lượng bán ròng hơn 12 triệu cp của nhà đầu tư ngoại đã được khối nhà đầu tư trong nước hấp thụ hết. Do vậy có thể nói rằng dòng tiền bắt đáy trong nước đã được kích hoạt ở cổ phiếu VIC.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Giá cổ phiếu RẺ hay ĐẮT?

 💡 Khai giảng: 27/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Điều đáng tiếc là cổ phiếu VIC lại bị “đè” trong phiên ATC khiến cổ phiếu này không thể thu hẹp đà giảm đã có được trước khi bước vào phiên ATC. Đóng của, VIC giảm 3.94%, hay 3,600 đồng/cp, dừng tại 87,800 đồng/cp.

Diễn biến giá của VHM cũng gần giống như VIC khi bị kéo xuống trong phiên ATC. Kết phiên thì VHM cũng giảm 2.2%, dừng tại 80,100 đồng/cp, đây cũng là mức giá đóng cửa thấp nhất của VHM trong 2 tháng qua.

SAB còn tệ hơn, trước ATC thì mã này chỉ giảm 2%, nhưng khi hết phiên, cổ phiếu này ghi nhận giảm hơn 3%.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng giao dịch khá hứng khởi phiên hôm nay, kết phiên có 7 mã tăng giá hơn 1%, dẫn đầu là SHB với 1.95%. EIBNVB là hai mã giảm điểm, trong đó EIB giảm 1.18%.

Trong khi VICVHM giảm thì VRE thể hiện bộ mặt hoàn toàn trái ngược khi tăng hơn 5% và khớp gần 15 triệu cp.

Cùng với VRE, MSN chính là cổ phiếu giúp thị trường kết phiên hôm nay trong sắc xanh (VN-Index đóng cửa tăng nhẹ 0.04 điểm, dừng tại 1,345.87 điểm). Riêng MSN, mức tăng 3.3% cũng nối dài thêm chuỗi tăng điểm lên 4 phiên.

Thanh khoản trên sàn HOSE phiên hôm nay tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 18.2 ngàn tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 9. Khối ngoại ghi nhận bán ròng hơn 1,100 tỷ đồng trong phiên hôm nay, tập trung ở VIC, DGW, DGC, DPM, VNM.

Một điểm đáng chú ý trên sàn hôm nay nữa là một vài cố phiêu liên quan họ nhà Louis đã giảm sàn như AGM, APGBII.

Phiên sáng: Thanh khoản tụt áp, “bank” bất lực nhìn VN-Index lùi về tham chiếu

VN-Index kết thúc phiên sáng suýt giảm, chỉ còn nhích nhẹ 0.03%, tạm dừng ở 1,346 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản sàn HOSE chỉ hơn 10 ngàn tỷ đồng cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, điều này có thể một phần do hôm nay là phiên đáo hạn HĐTL chỉ số VN30 tháng 09/2021 (HNXVN30F2109).

Phiên giao dịch sáng nay có thể ghi nhận những nỗ lực của nhóm ngân hàng khi đa số đồng loạt cổ phiếu đều tăng giá (ngoại trừ EIB giảm nhẹ). Có đến 6 mã ngân hàng lọt vào top 10 cổ phiếu có tác động tích cực nhất lên chỉ số chính sàn HOSE phiên sáng nay.

Tuy nhiên những nỗ lực này cũng không thể giúp chỉ số bay cao như đầu phiên. Áp lực giảm điểm từ VIC, VHM, SAB, HVNMWG khiến sự tích cực ở nhóm “bank” là vô nghĩa.

Nhóm bất động sản nhìn chung cũng giao dịch trầm lắng sáng nay. Nhiều ông lớn cũng giảm điểm như NVL, CRE, QCG, TIP,… Thêm vào đó, nhiều mã cũng bị chốt lời và quay đầu giảm, chẳng hạn VPH sáng nay giảm gần 4%, ghi nhận 2 phiên giảm sau chuỗi tăng trần ấn tượng trước đó.

BII, một cổ phiếu thuộc nhóm Louis sáng nay cũng đã giảm gần 2% sau những ngày tăng miệt mài. DDV cũng lần đầu giảm sau 6 phiên tăng giá.

Áp lực bán còn diễn ra ở nhiều cổ phiếu tăng trần đột biến trước đó, như PGT hiện đã giảm sàn. Trước đó, PGT đã tăng gấp 4 lần chỉ trong vài phiên ngắn ngủi dù kết quả kinh doanh đơn vị này khá bết bát. Đáng chú ý, đến nay thì PGT cũng chưa công bố BCTC soát xét bán niên 2021.

Hay như SPMVMD cũng giảm sàn sau 3 phiên tăng mạnh trước đó.

10h15: HVN "hạ cánh", SAB "hết bọt"

Nỗ lực nhóm ngân hàng từ đầu phiên đang bị kìm hãm bởi VIC, SAB, GVRHVN.

VIC hiện giảm hơn 3.5%, điều này khá bất ngờ bởi không có thông tin nào được cho là ảnh hưởng đáng kể lên cổ phiếu này. Hiện VIC đang về vùng giá thấp nhất kể từ tháng 2/2021, nếu các phiên tới không cải thiện, giá cổ phiếu có thể còn lùi về mức thấp nhất trong 1 năm qua. Điểm tích cực ở VIC hiện là lực cầu bắt đáy đang khá mạnh, khối lượng khớp hiện đã hơn 5 triệu cp, gấp 4 lần trung bình của 4 phiên liền trước.

Với HVN, mức giảm hiện hơn 3.3%, ghi nhận giảm tổng cộng 10% chỉ sau 2 phiên. Điều này cũng khá bất ngờ như chính đợt tăng giá mạnh mẽ của những phiên trước đó. Tạm thời những ai đã mua cổ phiếu HVN từ sau Lễ thì hiện vẫn còn lời, chỉ là không may mắn cho ai đã lỡ “đu trần” trong 2 phiên 13 và 14/09.

Cậu chuyện của HVN cũng gần giống như SAB. Thông tin về kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế sau chuỗi ngày giãn cách khiến mã này tăng đáng kể, từ vùng 140,000 đồng/cp để lên 165,000 đồng/cp. Tuy nhiên sáng nay thì SAB chính thức không còn “sủi bọt” nữa, sắc giảm đã hiện diện ngay đầu phiên. Thực tế thì từ phiên hôm qua, áp lực chốt lời mạnh đã xuất hiện ở mã này.

Ngoài 3 cổ phiếu ảnh hưởng lên chỉ số kể trên thì nhìn chung thị trường đang khá tích cực, VN-Index đến 10h15 đã tăng trên mốc 1,350 điểm. HNX-Index thậm chí còn tăng mạnh hơn, lên 355.5 điểm, tương ứng 1.36%.

Mở cửa: Duy trì đà tăng

Thị trường mở cửa tiếp tục tăng điểm khi mà nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tìm lại sắc xanh.

Chỉ số ngành ngân hàng đang tăng gần 1%, chỉ có 2 mã giảm điểm đến thời điểm 9h30 là NVBTPB, song mức giảm không nhiều. SSB đứng giá, còn lại tất cả đều ngập trong sắc xanh, trong đó SHB tăng mạnh nhất toàn ngành (gần 3%), HDB, VPB, VIB, TCB cùng tăng trên 1%.

Trong khi đó, nhóm chứng khoán sau ít phút xanh điểm thì bất ngờ giảm trở lại với HCM, VND, CTS, EVS, FTSMBS trong sắc đỏ. Ông lớn SSI chỉ tăng 0.47%, còn VCI nhích nhẹ 0.16%.

Nhóm thép thì duy trì sắc xanh từ phiên hôm trước dù rằng đà tăng ở nhiều ông lớn đã chững lại so với thời điểm đầu phiên.

Tác động tích cực nhất lên VN-Index lúc này vẫn là MSN (+1.85%), tiếp đến là nhiều mã trong nhóm ngân hàng như VCB, CTG, VPB, BID hay TCB. Chỉ số VN-Index đến 9h35 tăng hơn 2 điểm với thanh khoản đạt hơn 2,800 tỷ đồng.

Nhiều cổ phiếu đầu cơ tiếp tục kịch trần trên sàn HOSE như TGG, TDG, VSI, SJF, ASP, QBS, JVC.

Phương Châu

FILI